NỖI ĐAU CỦA ĐOM ĐÓM - Trang 108

Quan Kiện đang rất đau nhưng anh cũng hiểu rằng Satiko dang trò

chuyện để giúp anh phân tán ý nghĩ và cảm thấy bớt đau.

Giáo sư Nhiệm nói: “Đây là phòng công tơ điện của Trung tâm nghiên

cứu, là nơi có đủ các thứ đồng hồ đo, cầu dao, các đường ống và dây dẫn.
Đầu kia của Viện mỹ thuật cũng thế. Nếu nói Trung tâm nghiên cứu và Viện
mỹ thuật “đến khi chết già không chơi với nhau”

[17]

thì cũng không ngoa tý

nào vì công tác của hai đơn vị khác nhau một trời một vực. Cổng chính thì
chỉ cách nhau vài chục mét nên rất hiếm có người đi sang bên kia theo lối
đường tắt này. Mấy năm trước Viện mỹ thuật đã cho xây tường ở hành lang
này vì lý do an toàn, nên không còn ai qua lại đây nữa. Cách mở cái cửa sắt
này tất nhiên cũng chìm trong quên lãng”.

Quan Kiện đã thấy bớt đau, thậm chí cơn đau đang tiêu tan.

Cô Satiko nói: “Anh Kikuchi Yuji đã xem xét rất lâu, nhận ra rằng các

ngân hàng châu Âu thế kỷ trước đã từng dùng cửa này cho kho vàng của họ,
thiết kế theo phương thức vật lý thông thường, nhưng dù biết thế thì cũng
không tìm ra cách để mở”.

Kikuchi Yuji đã đặt một dụng cụ có đường kính chừng nửa mét lên

cánh cửa sắt, rồi từ từ xoay từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Thiết bị
phát ra tiếng “tít tít”. Tín hiệu bỗng càng mạnh, càng gấp hơn, liên tục
không ngớt. Kikuchi Yuji gọi to, òng Yamashita, giáo sư Nhiệm, và
Toyokawa Takesi cùng chạy đến đẩy cửa. Quan Kiện cũng giúp sức. Cánh
cửa sắt đã được mở!

Phía sau nó là một cửa nan thép, đó mới là cửa thật sự.

- Đó là thiết bị khử từ trường? Cửa này bằng nam châm hay sao? –

Dưới ánh đèn pin, Quan Kiện nhìn mãi cái thiết bị đang áp trên cánh cửa sắt.

Cô Satiko nói: “Anh là người rất hay động não!”.

Kikuchi Yuji lại lục tìm trong cái túi công cụ, lấy ra một chùm chìa

khóa đủ loại. Lát sau đã mở được cửa nan thép.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.