NỖI ĐAU CỦA ĐOM ĐÓM - Trang 13

khiến một số nhà khoa học phải chú ý. Chết chóc, thí nghiệm, lại chết chóc
lại thí nghiệm… khiến óc anh chỉ lưu giữ rặt những nỗi khiếp hãi và đau
buồn. May sao kể từ năm mười bảy tuổi anh đã không tự nhìn thấy “họ”
nữa, mà chỉ thấy một số hình ảnh trong lúc anh bị thôi miên. Nhiều chuyên
gia đã chế nhạo giáo sư Nhiệm – một con người làm việc rất miệt mài – rằng
“bất cứ ai có vấn đề thần kinh, hễ được thôi miên là có thể có ảo giác”!

Quan Kiện đã mất khả năng nhìn thấy “bọn họ”, và hết giá trị để nghiên

cứu!

Anh đã có thể yên tâm mà học tập, vui chơi, vận động và thi đỗ vào Đại

học Y số 2 Giang Kinh danh tiếng để bắt đầu một cuộc sống thật sự của
mình. Tuy đôi khi vẫn tham gia các cuộc thí nghiệm của giáo sư Nhiệm
nhưng cũng không có gì là nặng nề cho lắm.

Nhưng sâm sẩm tối nay trước cơn mưa gió, không hề thôi miên gì cả,

“bọn họ” lại xuất hiện trước mặt anh; và lại lặp lại các cảnh tượng đúng như
khi thí nghiệm thôi miên!

Liệu sẽ xảy ra những gì? Sự xuất hiện của “họ” chắc chắn sẽ đều liên

quan đến những người mà anh quen biết.

Anh lấy máy di động ra.

Nhưng “họ” đã biến mất. Giọng nói của Thi Di nghe còn rõ hơn cả làn

gió đang táp vào mặt Quan Kiện. Anh thở phào.

- Có chuyện gì gấp thế? Mới xa nhau có ba giờ mà anh đã nhớ em rồi

à? – Thi Di đang nói trong tiếng cười.

- Không phải… à, em đã ăn chưa? – Khi bí quá chẳng biết nói gì, anh

hỏi “đã ăn chưa” thì không thể là sai, và vẫn hợp với Thi Di vốn lãng mạn
và thông minh.

- Anh chỉ suốt ngày nghĩ đến ăn, còn em thì đang miệt mài làm việc

đây này!

- Em hãy về đây, cùng ăn với anh?

- Em ăn ở nhà ăn Trung tâm nghiên cứu. Em đã mua rồi mà!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.