NỖI ĐAU CỦA ĐOM ĐÓM - Trang 136

23

T

rở về ký túc xá bệnh viện, Quan Kiện vội cho ngay cái đĩa CD vào máy

tính xách tay. Anh rất cảm ơn thư viện Giang Kinh đã thực hiện được
chương trình số hóa cho thư viện. Diêu Tố Vân đã tìm giúp anh hàng trăm
bài viết Trung, Nhật về ông Yamashita Tsuneteru, và còn copy toàn bộ các
văn bản và tranh ảnh vào đĩa, cho anh đem về nhà đọc.

Phần lớn các nội dung tiếng Trung Quốc là những bài viết của giới báo

chí về vụ ông Yamashita Tsuneteru bị hại, chẳng có mấy thông tin gì mới.
Khi anh thấy quá thất vọng, định tắt máy để đi đánh bóng rổ, thì một bài
đăng trên tờ “Tin vắn văn nghệ Giang Kinh” năm 1997 đã khiến anh chú ý.

“Tin vắn văn nghệ Giang Kinh” là tờ nội san của Hội nghệ sĩ Giang

Kinh, trong đĩa CD có đến bảy tám bài của các số khác nhau. Có một bài chỉ
là thông báo ngắn gọn “Nghệ nhân gốm sứ Nhật Bản nổi tiếng Yamashita
Tsuneteru lại sang thăm Giang Kinh”, và in kèm bức ảnh ông ta. Vì là ảnh
quét vào đĩa, nên hơi mờ. Ông rất quắc thước, có mái tóc hoa râm để xõa,
trông rất có phong độ, rất nghệ sĩ. Điều khiến anh ngạc nhiên là, phía sau
ông ta có bày khá nhiều tác phẩm gốm sứ lớn nhỏ, trong đó có một thứ lớn
nhất, bắt mắt nhất là một pho tượng. Anh thấy quen quen. Nhìn kỹ, anh nhận
ra đó là pho tượng Đức Mẹ.

Chính là pho tượng Đức Mẹ Maria đặt trong nhà thờ Thiên Chúa giáo

gần Viện mỹ thuật!

* * *

Khi anh bước ra khỏi buồng bệnh nhân, đã là 11 giờ đêm. Quan Kiện

đạp xe đến cổng Trung tâm nghiên cứu, do dự một lát, anh lại quay xe, đạp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.