NỖI ĐAU CỦA ĐOM ĐÓM - Trang 171

phần mục lục, rồi kêu lên: “Kỳ lạ thật! Tập thơ trình bày theo trật tự thời
gian, ông ấy viết rất nhiều, rất cần mẫn, mỗi năm viết đến mấy tác phẩm
nhưng tại sao năm 1935 chỉ viết có một bài, năm 1936 và 1937 thì không có
bài nào? Anh có thấy lạ không?”.

Quan Kiện nhún vai: “Từ năm 1935 đến năm 1938, có lẽ ông ấy không

mấy vui vẻ, không có cảm hứng sáng tác nữa…”.

- Thi nhân thường là càng không vui sẽ càng dùng thơ ca để thổ lộ mới

đúng!

- Anh biết mình đang cố lý sự đó thôi. Em có giả thiết gì không?

- Hay là, thơ ở giai đoạn đó đã bị ông ấy giữ kín, không công bố?

- Vậy thì sẽ cất ở đâu? Tại sao phải làm thế?

Cả hai đều im lặng.

Quan Kiện day day hai bên thái dương.

Satiko thì lại giở tập thơ, rồi chăm chú nhìn cứ như là nhập thiền.

Quan Kiện lấy làm lạ, vì thấy cô ngồi im như tượng.

Anh bước đến bên cạnh, cô bỗng ngẩng đầu nhìn anh rất chăm chú.

- Sao thế? – Anh cúi nhìn tập thơ, bỗng rùng mình.

Có một cái thẻ ghi tài liệu mà thư viện vẫn cấp miễn phí đang kẹp giữa

trang thơ những năm 1935 đến năm 1938.

Quan Kiện, tay run run cầm cái thẻ đó lên, trên thẻ không viết chữ gì

ngoài một dấu hỏi lớn.

- Thi Di?!

Anh thấy đôi mắt mình như nóng bỏng. Anh ngồi xuống.

Cái thẻ vẫn kẹp sẵn ở đây, cả hai ngay từ đầu đều không nhìn đến nó;

khi bàn đến chi tiết chủ nhân hai năm không làm thơ, họ mới chú ý đến vai
trò đặc biệt của cái thẻ này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.