NỖI ĐAU CỦA ĐOM ĐÓM - Trang 181

nói… có lẽ anh không nên gần em quá, anh sẽ bị tổn thương”.

Yamashita sững sờ, nhưng lại nói ngay, rất hiền hòa: “Đây là lựa chọn

của anh, bị mũi kiếm của em làm cho bị thương… anh cũng thích!”.

Hà Linh Tử tủm tỉm cười. Mới là đầu mùa đông, song Yamashita cảm

thấy gió xuân đã về với anh.

* * *

Linh Tử đang học hội họa sơn dầu phương Tây ở Học viện văn hóa

Tokyo. Yamashita Tsuneteru học y khoa, bài vở rất nặng, nhưng cũng đã có
nơi chốn khiến anh lưu luyến cái thành phố này. Anh thường sang Học viện
văn hóa dự các hoạt động nghệ thuật của họ, và đó cũng là những dịp rất tốt
để gặp gỡ Linh Tử. Sau các buổi hoạt động, họ thường sánh vai đi dạo trên
đại lộ bên ngoài trường, trò chuyện về những ngày niên thiếu và tương lai.
Linh Tử hồi ấu thơ từng trôi dạt ở cả hai nước Trung – Nhật, cô hiểu biết rất
rộng; Yamashita Tsuneteru vốn hâm mộ văn hóa cổ điển Trung Quốc, hai
người có rất nhiều đề tài để luận bàn. Nhưng hễ nói đến tương lai thì Linh
Tử lại trầm mặc. Cô vốn suy nghĩ sâu xa, những lúc như thế này Yamashita
Tsuneteru thường nhận ra sắc mặt cô có một nét u buồn.

Tại sao?

“Ngày trước hai mẹ con em cùng lẩn trốn, thường chỉ nghĩ đến hiện tại;

không nghĩ nhiều về tương lai”.

Cách giải thích này hơi gượng, dù sao chuyện bị lùng bắt đã trở thành

quá khứ, họ không phải vừa trốn tránh vừa sống như trước.

Khi Linh Tử mời anh đi gặp mẹ cô – bà Watanabe Linh Tử, anh cơ hồ

nghe rõ tiếng tim mình đang đập. Anh hiểu ý nghĩa của điều này là gì.

* * *

Anh không bao giờ quên hình ảnh bà Watanabe Linh Tử ngồi quỳ trước

bàn, gảy đàn. Tác phẩm gốm sứ “Cầm thương” sau này của anh bắt nguồn từ
cảm xúc ấy. Bà Watanabe Linh Tử ngồi gảy đàn đã là một kiệt tác nghệ
thuật. Mái tóc dài đổ xuống như một thác nước, khuôn mặt bà trang nhã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.