NỖI ĐAU CỦA ĐOM ĐÓM - Trang 39

Quan Kiện nói: “Tôi không thể xác định đó là phụ nữ, cũng không thể

khẳng định đó là một cái xác. Vì tôi thường không nhìn rõ. Chỉ vào lúc Thi
Di bị hại, trước khi tôi bị ngất, tôi mới nhìn rõ”.

- Vừa rồi anh nhìn thấy gì? – Ánh mắt sắc sảo của cảnh sát Trần không

rời khuôn mặt Quan Kiện.

- Cũng vẫn như trước, nhưng người nằm trên bàn không phải là phụ nữ,

không có mái tóc dài buông xuống… có lẽ là đàn ông, nhưng tôi không biết
là ai… tôi thậm chí nghĩ rằng… có thể là chính tôi.

- Là anh? Nếu suy luận theo những lần anh đã trải nghiệm, thì thấy có

một quy luật là hễ anh nhìn thấy người nằm trên cái bàn, thì người ấy sắp
phải chết.

- Nên nói là “đang chết”. Nếu nói là quy luật, thì nó là một quy luật thật

hão huyền. – Quan Kiện không thể tiếp nhận cái “quy luật” này.

Cảnh sát Trần vẫn nhìn thẳng vào Quan Kiện: “Anh ta là một người

như thế nào?”. Là một cảnh sát có thâm niên, từng xử lý vô số vụ án nhức
nhối và kỳ lạ nhưng anh chưa từng gặp một nghi phạm nào đặc biệt như thế
này. Một sinh viên y khoa rất khôi ngô, có khả năng đặc biệt – nhìn thấy
người chết. Anh gần như định thả người này ngay để giáo sư Nhiệm tiếp tục
nghiên cứu thấu đáo “đối tượng thí nghiệm”, rất khác thường này.

Ông Nhiệm từng nói, bất cứ ai đang ở trong trạng thái thôi miên đều có

thể có ảo giác; cũng như nằm mơ, nó không có logic gì hết, mà chỉ là những
thứ nằm trong tiềm thức, “ban ngày nghĩ sao, chiêm bao làm vậy”.

Hành lang dài dài âm u, xác chết trên bàn thí nghiệm… nếu những hình

ảnh này tồn tại trong tiềm thức Quan Kiện, thì nó nói lên điều gì?

Có lẽ chứng tỏ rằng Quan Kiện đang tưởng tượng về những cảnh đáng

sợ, những cảnh có thể xảy ra. Anh ta rất biết khu nhà giải phẫu cũ kỹ, nên đã
dùng nó làm “bối cảnh”, sự việc Hoàng Thi Di bị giết hoàn toàn phù hợp với
“cõi mộng” của anh ta.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.