NƠI DÒNG SÔNG CHẢY QUA - Trang 41

Có lẽ sợ gây căng thẳng mối quan hệ gia đình, nó nhanh chóng
nói tiếp: “Xa hơn tí xíu thôi”.

Tôi chậm rãi quay dây vào mà không nhìn ra sau - như thể
không nhìn thấy nó. Có lẽ nó thấy hối tiếc vì đã nói ra, nhưng đã
lỡ nói rồi nên nó phải nói thêm điều gì đó. “Thay vì thu dây
thẳng về phía mình, anh hãy kéo xéo góc với hướng hạ nguồn.
Hướng xéo sẽ làm cho anh có thêm điểm tựa cho vòng dây để có
thể vận thêm lực và quăng câu xa hơn một chút”.

Sau đó, Paul làm như chưa nói gì và tôi thì làm như chưa nghe
thấy gì, nhưng ngay khi thằng em trai đi khỏi, tôi bắt đầu thu
dây theo chiều xéo, và “chiêu” này quả thật có tác dụng. Ngay
khi tôi cảm thấy mình đã quăng câu được xa hơn, tôi bèn tìm
một chỗ mới để “làm lại cuộc đời”.

Đó là một quãng sông đẹp, cả đối với người câu cá lẫn nhiếp ảnh
gia, mặc dù mỗi đối tượng này đều chĩa thiết bị của mình vào
một mục tiêu riêng. Đó là một thác nước vừa đủ độ ngập. Vỉa đá
ngầm nằm dưới mặt nước khoảng sáu mươi phân, do đó cả dòng
sông cuộn trào một con sóng, vỡ tan ra thành bụi nước, sau đó
rơi trở lại và chuyển thành màu xanh dương. Sau khi đã lấy lại
sức lực sau cú đập, con sóng lại tràn bờ để xem mình đã rơi
xuống dòng sông ra sao.

Không có con cá nào có thể sống ở ngoài đó, ở nơi mà dòng sông
vỡ tung thành những sắc màu và những lượn sóng làm các
nhiếp ảnh gia mê mẩn. Bọn cá sống ở nơi có những cuộn nước
xoáy ngược, ngay dưới đám bọt bẩn - đám bùn đất đó là một
trong những thứ thu hút bọn cá nhất. Một phần của đám bọt
lốm đốm ấy là phấn hoa của những cây thông, nhưng hầu hết là
thân xác của bọn côn trùng đã bỏ mạng trên thác. Tôi xem xét
tình hình. Mặc dù có thể tôi vừa ném xa thêm được một mét,
song tôi vẫn còn phải nghĩ rất nhiều trước khi quăng câu để bù

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.