Sau khi cả nhà hổ rời đi, Cuội tụt từ trên cây xuống, đánh cả gốc cái cây
thần kỳ kia đem về nhà.
Trên đường về nhà, anh ta gặp một ông cụ chết bên bờ sông, liền giã nát
lá cây bỏ vào miệng ông lão, chỉ một chốc sau, ông lão đã cải tử hoàn sinh.
“Cây này quý lắm đấy, tuyệt đối không được làm nó bị ô uế đâu.” Ông
già để lại câu nói ấy rồi đi mất.
Cuội về đến nhà, trồng cây trong vườn, mỗi ngày đều dùng nước sông
trong vắt tưới tắm chăm sóc. Chỉ cần nghe nói có người chết, anh ta lập tức
mang theo lá cây tìm đến, giúp người đó sống lại.
Danh tiếng của Cuội nhanh chóng lan khắp cả vùng.
Về sau, anh cứu sống con gái của một vị trưởng lão trong làng, rồi kết
hôn với cô gái ấy.
Cuội đã dặn dò vợ nhất thiết không được làm cây bị ô uế. Thế nhưng,
một ngày kia, khi anh ta đi vào núi, người vợ đã đổ phân vào gốc cây. Kết
quả, mặt đất nứt toác, cây thần bật rễ, bay lên cao. Cuội ở trong núi về nhà,
trông thấy cây bay lơ lửng giữa không trung thì hoảng hốt vô cùng, vội
nhảy lên toan kéo nó trở về. Nhưng cây thần kéo theo cả Cuội càng bay
càng cao, cuối cùng bay lên mặt trăng.
“Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già. Cuội ơi ta nói
Cuội nghe, ở cung trăng mãi làm chi…
(*)
” chị Yoriko cất tiếng hát nhịp
nhàng.
(*) Bài hát “Thằng Cuội” của nhạc sĩ Lê Thương.
“Ở Việt Nam, cứ đến tết Trung thu là lũ trẻ con đều hát như vậy. Tất
nhiên là hát bằng tiếng Việt. Không giống như truyền thuyết của Nhật, có