hãng Johnson & Murphy. Mái tóc xám luôn được vuốt ngược về sau
cho phù họp với cái đầu hình viên đạn, trông giống như chiếc mũ bảo
hiểm đội chật. Trưởng phòng thanh tra được gọi bằng các biệt danh
Jefe, Sếp Của Các Sếp, Nhà Độc Tài, Kẻ Khó Chịu Nhất, Georgie
Porgie
Tôi nghĩ là tôi biết trục trặc giữa mình với Trưởng phòng thanh
tra Pittman bắt đầu khi nào. Là sau khi tờ Washington Post đăng bài về
tôi trên số ra ngày Chủ nhật. Bài viết nêu chi tiết chuyện tôi là một nhà
tâm lý học nhưng lại làm việc ở bộ phận Án mạng và Trọng án - tại
D.C. Tôi đã nói cho phóng viên biết tại sao tôi tiếp tục sống ở khu
Đông Nam. “Sống ở nơi hiện tại khiến tôi thấy yên ổn. Sẽ không có ai
đẩy tôi ra khỏi nhà của chính tôi.”
Thực ra tôi nghĩ chính cái tít được chọn cho bài báo đó đã khiến
sếp Pittman (và một số người khác trong phòng) nổi giận. Khi chuẩn
bị cho bài viết, tay nhà báo trẻ đã phỏng vấn bà tôi. Bà tôi là giáo viên
tiếng Anh, và tay phóng viên nhẹ dạ đã dính đòn. Nana đã nhồi vào
đầu anh ta quan điểm của bà rằng: vì cơ bản người da đen theo quan
điểm truyền thống, và theo logic họ sẽ là những người cuối cùng ở
miền Nam từ bỏ tôn giáo, đạo đức, thậm chí cách thức giao tiếp. Bà
nói rằng tôi là một người miền Nam thực thụ, sinh ra ở Bắc Carolina.
Bà còn hỏi tại sao trong phim ảnh, sách vở và báo chí, chúng ta lại tôn
sùng những gã thanh tra gần-tâm-thần.
Tít của bài báo - chạy ngang tấm ảnh ủ dột của tôi - là “Quý ông
cuối cùng của miền Nam”. Bài báo đã gây ra những rắc rối lớn trong
phòng thanh tra vốn rất căng thẳng của chúng tôi. Sếp trưởng Pittman
cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Tôi không thể chứng minh nhưng tin
rằng bài báo này do kẻ nào đó trong Văn phòng Thị trưởng dàn xếp.
Tôi gõ cửa phòng hiệu trưởng theo nhịp một-hai-ba và cùng
Sampson bước vào. Trước khi tôi kịp nói bất kỳ lời nào, Pittman giơ
bàn tay phải lên. “Cross, anh chỉ cần nghe điều tôi phải nói thôi,” rồi