Lịch sử cho thấy không thiếu những truyện hài nhằm chỉnh đốn thói
xấu của những nhóm địa vị cao và khiến họ từ bỏ sự ngạo nghễ phát
xuất từ thói tự phụ và sự bất lương.
Chẳng hạn, cuối thế kỷ 18 ở Anh, việc các phụ nữ trẻ giàu có
mang những bộ tóc giả cồng kềnh trở thành mốt. Khó chịu bởi sự lố
bịch của xu hướng này, các nhà biếm họa nhanh chóng đưa ra những
bức tranh như một cách phát biểu an toàn nhằm thúc giục những quý
bà này nên biết suy nghĩ hơn - một thông điệp, như Freud sẽ ghi nhận,
hẳn là mạo hiểm khi truyền tải công khai, vì các quý bà đội tóc giả đó
lại có họ hàng hoặc kết hôn với những người đàn ông sở hữu những
dải đất lớn của vương quốc.
Cùng lúc ấy, mốt độn ngực cũng xuất hiện trong giới phụ nữ quý
tộc, nhóm này trước đó chưa bao giờ quan tâm tới việc chăm lo cho
con trẻ mà giờ đây cứ khăng khăng đòi cho con bú nhằm thích hợp với
những quan niệm tân tiến về việc làm mẹ. Những phụ nữ vốn hiếm khi
biết phòng chăm trẻ nằm ở đâu trong chính ngôi nhà mình nay bắt đầu
được thôi thúc phô bày bộ ngực, thường là giữa những bữa ăn trưa và
bữa tối. Một lần nữa, các nhà biếm họa bước vào để kêu gọi sự chỉnh
đốn.
Tuy nhiên đến nửa sau thế kỷ 19, một thói quen ưa thích khác lan
tràn trong giới thượng lưu Anh; những thành viên của nhóm này nói
tiếng Pháp, nhất là trong nhà hàng, để chứng tỏ tri thức và sự cao
trọng. Các biên tập viên của Punch thấy trong xu hướng này một thói
xấu cần sửa đổi.
Một thế kỷ sau ở Mỹ, có thừa những món “đồi bại hay điên rồ”
trong giới tinh hoa ở Manhattan đủ để khiến những tay biếm họa của
tờ The New Yorker bận rộn. Trong kinh doanh, nhiều nhà điều hành
cao cấp bỗng dưng tỏ ra có vẻ thân thiện với nhân viên của họ - thật
không may, từ có vẻ lại dùng đúng trong trường hợp này. Thay vì thay
đổi vô số trong những thói quen tàn nhẫn thường ngày của mình, họ tự
hài lòng với việc ngụy trang bằng thứ ngôn ngữ kỹ trị ôn tồn, thứ họ