NỖI LO ÂU VỀ ĐỊA VỊ - Trang 173

– SIR WILLIAM ACTON, 1857

Cũng như một chủng tộc châu Phi thấp kém hơn người da trắng, sự lệ
thuộc vào người da trắng là hoàn cảnh bình thường của anh ta. Bỏi vậy
chế độ của chúng ta, vốn coi người châu Phi là hạ đẳng, dựa trên một
quy luật vĩ đại của tự nhiên.

– ALEXANDER STEPHENS, 1861

3.

Trong một xã hội nào đó, người ta có thể nghĩ lương tâm chính trị xuất
hiện nhờ sự thấu hiểu rằng những quan điểm nhất định được phô diễn
như những chân lý sẵn có bởi những nhân vật có tầm ảnh hưởng hóa
ra có thể chỉ là tương đối và nên được thẩm tra. Tuy nhiên, nếu chúng
được thốt ra với đầy đủ tự tin, những sự thật hiển nhiên ấy có thể
thuộc về một kết cấu của sự hiện hữu không thua kém cái cây hay bầu
trời, mặc dù - một quan điểm chính trị sẽ khăng khăng - chúng hoàn
toàn được bịa ra bởi những cá nhân muốn biện hộ cho những lợi ích cụ
thể của anh ta trên thực tế hay về mặt tâm lý.

Nếu như ta khó để tâm đến tính chất tương đối như thế, có thể là

vì những niềm tin tự chúng có ảnh hưởng chi phối cũng thường rất cố
gắng để gợi mở rằng chúng khó có thể thay đổi bởi bàn tay con người,
chẳng khác gì các quỹ đạo của mặt trời. Chúng chỉ muốn nói lên điều
hiển nhiên mà thôi. Dùng một từ thích hợp của Karl Marx, chúng
mang tính ý thức hệ - một tuyên bố mang tính ý thức hệ được định
nghĩa như một tuyên bố khôn khéo khuyến khích một thiên kiến trong
khi vẫn vờ là hoàn toàn trung tính.

Với Marx, những tầng lớp thống trị của xã hội phải nhận trách

nhiệm chính trong việc truyền bá các niềm tin mang tính ý thức hệ.
Điều này giải thích tại sao, trong những xã hội nơi tầng lớp quý tộc địa
chủ nhỏ kiểm soát cán cân quyền lực, thì khái niệm về tính cao quý cố
hữu của địa sản được đa số quần chúng mặc nhiên công nhận (bao
gồm những người bị gạt ra bên lề trong hệ thống này), trong khi ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.