trên bệ một bức tượng Ramses II của Ai Cập, dựa theo bài thơ
“Ozymandias” (1818) của Shelley. Nhưng không cần phải hùng vĩ,
hay thậm chí xoàng xĩnh cũng được, để tuân theo hiệu lệnh thứ hai, vì
bản thân vị Pharaoh đã nằm trong cát bụi dưới mặt đất, và “xung
quanh sự suy tàn / Của đống gạch vụn khổng lồ, vô biên và trơ trụi /
Dải cát phẳng quạnh vắng trải dài tít tắp.”
Những cảnh hoang tàn trách cứ chúng ta điên rồ khi đánh đổi sự
bình yên trong tâm trí để lấy những phần thưởng mong manh của
quyền lực trần thế. Nhìn ngắm những hòn đá cũ, ta có thể cảm thấy
mối lo âu về thành tựu - và về việc thiếu chúng - dịu bớt. Việc chúng
ta không thành công trong mắt người khác, hoặc chẳng có đền đài hay
đám rước nào vinh danh ta, hoặc chẳng ai mỉm cười với ta trong lần
gặp gần đây, thực sự có nghĩa lý gì? Dù trong hoàn cảnh nào, mọi thứ
được an bài sẽ biến mất, chỉ còn lại những người New Zealand phác
họa đống đổ nát của những đại lộ và văn phòng của chúng ta. Đối diện
với sự vĩnh cửu, những thứ bé nhỏ vốn làm ta bức bối sẽ chẳng còn
nghĩa lý.
Những đống đổ nát gọi ta từ bỏ những nỗ lực và huyễn tưởng về
sự hoàn hảo và đủ đầy. Chúng nhắc nhở rằng chúng ta không thể
cưỡng lại thời gian và rằng ta chỉ đơn thuần là những quân cờ của các
thế lực hủy diệt mà cùng lắm là tránh đụng chạm vào chứ chẳng bao
giờ chế ngự được. Chúng ta có thể tận hưởng những thắng lợi cục bộ,
có thể áp đặt trong vài năm một mức độ trật tự thay cho hỗn loạn,
nhưng rốt cuộc tất cả sẽ rơi trở lại vào một trạng thái hỗn độn ban sơ.
Nếu viễn cảnh ấy có thể an ủi chúng ta, có lẽ bởi vì phần lớn hơn
trong những mối lo của ta đến từ một cảm giác thổi phồng về tầm
quan trọng của các dự tính và mối quan tâm của chính ta. Chúng ta bị
hành hạ bởi những lý tưởng của mình và bởi một cảm thức cao cả quá
mức về sức hút của những gì ta đang làm.
Các nhà đạo đức Kitô giáo từ lâu đã hiểu rằng để đạt mục đích
làm nguôi dịu nỗi lo âu, họ sẽ nhấn mạnh rằng, trái với nguyên tắc đầu