Khoảng bảy mươi năm sau, Gustave Doré minh họa London theo
cách ông mường tượng về nó ở thế kỷ 21. Phiên bản hiện đại về Rome
cổ đại của ông được hoàn thành với một dáng người mang áo choàng -
được xác định trong tên tác phẩm là một người New Zealand, một cư
dân của đất nước mà vào thời của Doré được xem là biểu tượng cho
tương lai - phác họa đống đổ nát của ga Cannon Street mới xây khi đó,
cũng giống như những người Anh tham gia Grand Tour
một thời đến
Athens hay Rome để phác họa đền Parthenon hay đấu trường La Mã.
Từ thế kỷ 18 về sau, được khơi gợi bởi những cảm nghĩ tương tự,
những du khách châu Âu cũng bắt đầu đi thưởng ngoạn những tàn tích
của quá khứ: Troy, Corinth, Paestum, Thebes, Mycenae, Knossos,
Palmyra, Baalbec, Petra và Pompeii. Người Đức, những bậc thầy
trong việc tạo ra tên ghép chỉ các trạng thái hiếm thấy và thoáng qua
của tâm hồn (ví dụ Weltschmerz, Schadenfreude, Wanderlust
dẫn một số thứ), đã đặt ra các thuật ngữ để mô tả cảm giác mới cho
đống đá cũ đó: Ruinenempfindsamkeit (sự rung cảm trước cảnh đổ
nát), Ruinensehnsucht (mong cầu đổ nát), Ruinenlust (mê đổ nát).
Trong tháng Ba năm 1787, Goethe ghé thăm Pompeii hai lần. “Thảm
họa đã hơn một lần xảy ra trong thế giới này.'' ông viết từ Naples,
“nhưng chưa từng có một thảm cảnh nào gọi niềm thích thú cho hậu
thế nhiều đến thế.” Còn Stendhal nhớ lại trong Promenades dans
Rome (Dạo chơi ở thành Rome) (1829): “Thật đẹp làm sao những buổi
sáng tôi ở Colosseum, lạc lối trong những góc của những đống đổ nát
mênh mông!” Sau khi gợi ý việc ngắm cảnh đống đổ nát là “khoái
cảm mãnh liệt nhất mà ký ức có thể ghi lại,” ông tuyên bố Colosseum
trong tình trạng sụp đổ hiện tại còn cuốn hút hơn cả khi nó được xây
lại hoàn toàn mới.
“Tên ta là Ozymandias, vua của những vị vua: Hãy nhìn vào các
công trình của ta, hùng vĩ làm sao, và tuyệt vọng làm sao!” là lời khắc