NỖI LO ÂU VỀ ĐỊA VỊ - Trang 192

vốn đã quen sống với sự quên lãng mà những kẻ đồng đẳng đầy đặc
quyền kia sớm muộn cũng gia nhập vào cùng với họ. Chính những
người giàu, người đẹp, nổi tiếng và quyền lực là đối tượng được cái
chết dành sẵn cho những bài học tàn nhẫn nhất - chính các hạng người
đó, hạng người mải mê chạy theo những món hàng thế gian của mình,
theo cách hiểu của Kitô, mói là những người ở xa Chúa nhất.

Ở Anh, vào giữa thế kỷ 18, thang đạo đức chịu ảnh hưởng Kitô

giáo này nhiều lần được biểu đạt bởi một nhóm thi sĩ được biết đến
với tên gọi Trường phái Nghĩa địa (Graveyard Shool). Cái tên ám chỉ
nét đặc biệt của họ: những bài thơ mà trong đó người kể chuyện thấy
mình đứng ở nghĩa trang nhà thờ trong một đêm trăng sao, bên cạnh
những nấm mồ tăm tối, bắt đầu trầm tư về việc sức mạnh của cái chết
quét sạch thành công và danh vọng (một hiện tượng rõ ràng không làm
phiền lòng các nhà thơ nhiều lắm mà thực ra dường như là một nguồn
vui thú bị đè nén). Chẳng hạn, trong bài thơ “Night Thoughts” (Những
suy nghĩ đêm) (1742) của Edward Young, người kể chuyện ngồi tựa
vào tấm bia của một ngôi mộ rêu phủ, nghĩ về số phận chung của tất
thảy những con người vĩ đại trong quá khứ:

Hiền nhân, khanh tướng, kẻ thống trị, đấng quân vương, nhà

chinh phục

Cái chết hạ thấp những kẻ này.
Sao tất thảy đều nhọc công vì những thắng lợi phút giây?
Dù ta lội trong giàu sang, hay bay liệng trong danh vọng,

Bến đỗ cao nhất của thế gian đều kết thúc ở “Tại đây anh nằm”:

Và “Cát bụi trở về cát bụi” kết lại bài ca cao quý nhất thế gian.

Người cùng thời với Young, Robert Blair, trong bài “The Grave”

(Nấm mồ) (1743), lấy bối cảnh một nghĩa trang nhà thờ khác, đề cập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.