CỘNG ĐỒNG
1.
Theo một tông phái có ảnh hưởng của xã hội thế tục hiện đại, việc kết
thúc “giống như mọi người khác” có lẽ là kém oai danh hơn cả - vì
“mọi người khác” là một phạm trù gồm cả những kẻ xoàng xĩnh lẫn kẻ
tuân thủ, cả người nhạt nhẽo lẫn nông cạn. Lập luận này tiếp tục, mục
đích của tất cả những người biết suy nghĩ là nên phân biệt mình với
đám đông và “nổi bật” theo bất cứ cách nào năng khiếu của họ cho
phép.
2.
Nhưng nếu ta đi theo tư tưởng Kitô giáo, thì việc giống với mọi người
khác không phải là thứ gì tai họa, vì một trong những đòi hỏi chính
yếu của Đức Jesus là tất cả con người, kể cả kẻ ngu dốt, bất tài và vô
danh, đều là các sinh linh đáng thương của Chúa - và bởi vậy đều
xứng đáng nhận được phẩm hạnh mà mọi hình mẫu đại diện trong tạo
tác của ngài đều có. Theo lời của Thánh Phê-rô, mỗi chúng ta đều có
thể dự phần trong “thần tính”, một ý tưởng tự thân và nội tại táo bạo
thách thức giả định cho rằng một số bẩm sinh vốn bình phàm còn số
khác thì hiển vinh. Không ai đứng ngoài vòng tay yêu thương của
Chúa, Kitô giáo khẳng định, bằng việc quy gán uy quyền thánh linh
cho khái niệm của việc tôn trọng lẫn nhau. Cái chúng ta có chung với
người khác bao gồm những cái đáng ca ngợi nhất trong bản thân ta.
Kitô giáo bảo ta hãy nhìn xa hơn những khác biệt bề mặt của
mình để tập trung vào những gì được coi là tập hợp các chân lý phổ
quát, tập trung vào những gì có thể vun đắp nên một cảm thức về cộng
đồng và quan hệ họ hàng. Dù độc ác hay bất nhẫn, tối dạ hay trì độn,
ta vẫn phải công nhận rằng tất cả chúng ta được neo giữ và trói buộc