NỖI LO ÂU VỀ ĐỊA VỊ - Trang 24

Với những sự bất bình đẳng to lớn mà chúng ta phải đối mặt hằng

ngày, đặc tính nổi bật nhất của lòng đố kỵ có thể là việc chúng ta cố
gắng không đố kỵ với tất cả mọi người. Có những người với phúc lành
lớn lao khiến ta hoàn toàn không thấy phiền nhiễu, trong khi những lợi
thế nhỏ nhặt của người khác lại là nguồn cơn cho mối giày vò khôn
nguôi với ta. Chúng ta chỉ đố kỵ những người mà ta cảm thấy họ
giống mình - chúng ta chỉ đố kỵ với những thành viên trong nhóm
tham chiếu của mình. Có một vài thành công khó chấp nhận hơn so
với thành công của những người trông có vẻ ngang bằng với ta.

3.

David Hume viết, trong A Treatise on Human Nature (Một khảo luận
về bản tính con người), (Edinburgh, 1739): “Thứ tạo ra lòng đố kỵ
không phải sự bất tương xứng lớn lao giữa bản thân ta và người khác,
mà ngược lại, là do sự gần gũi. Một người lính trơn không cảm thấy
đố kỵ với vị thống chế so với những gì anh ta cảm thấy với tay trung sĩ
hay cai đội của mình; hay một nhà văn thành danh cũng không mấy
ghen tị với những tay bồi bút thông thường, so với sự ghen tị với các
tác giả tiệm cận tới vị trí của anh ta. Một sự bất tương xứng lớn lao sẽ
cắt đứt mối liên hệ đó, hoặc giúp ta tránh so sánh mình với những gì ở
xa chúng ta, hoặc làm giảm thiểu các tác động của sự so sánh.”

4.

Theo đó, càng có nhiều người chúng ta xem là ngang bằng và đem so
sánh với bản thân ta, sẽ càng có thêm chỗ cho lòng đố kỵ.

Nếu như các cuộc cách mạng chính trị và tiêu dùng vĩ đại của thế

kỷ 18 và 19 gây ra nỗi thống khổ về mặt tâm lý trong khi cải thiện
mạnh mẽ mặt vật chất của nhân loại, thì đó là bởi chúng hình thành
trên một nhóm những lý tưởng mới, phi thường, một niềm tin thiết
thực vào tính bình đẳng cố hữu của mọi con người và vào năng lực vô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.