một nông dân ao ước ngụ trong một thái ấp và có tiếng nói trong phạm
vi cai quản của mình cũng buồn cười chẳng kém gì một ngón chân
khao khát được là một con mắt.
5.
Chỉ từ giữa thế kỷ 17 tư duy chính trị mới bắt đầu khai phá theo một
hướng quân bình hơn.
Trong Leviathan (Thủy quái) (1651), Thomas Hobbes cho rằng
cá nhân xuất hiện trước xã hội, đã tạo ra xã hội và gia nhập vào nó vì
lợi ích của riêng minh, sẵn sàng đánh đổi các quyền tự nhiên của mình
lấy sự bảo hộ từ một nhóm hay một vị quốc chủ. Điểm phôi thai này
sẽ được nhắc lại vài thập niên sau bởi John Locke trong Two Treatises
of Government (Hai khảo luận về chính quyền) (1689). Locke lập
luận, Chúa không ban cho Adam “quyền thống trị cá nhân” trước thế
gian; thay vào đó, ngài trao thế giới “cho nhân loại nói chung”, để tất
cả đều được hưởng. Những người cai trị là công cụ của người dân và
người ta chỉ phải vâng phục họ ở chừng mực khi họ phục vụ lợi ích
của thần dân mình. Từ đó khai sinh một ý tưởng mới bất ngờ: các
chính quyền có thể biện minh cho sự tồn tại của mình chỉ bằng cách đề
xướng các khả năng mang lại sự thịnh vượng và hạnh phúc cho tất cả
những người họ cai trị.
Sự thúc đẩy mang tính lý thuyết hướng tới sự quân bình chính trị
và các cơ hội xã hội, kinh tế bình đẳng hơn cho tất cả mọi người, sau
một thế kỷ rưỡi lơ lửng giữa thinh không, cuối cùng đã tìm thấy sự
biểu đạt kịch tính và cô đọng trong cuộc Cách mạng Mỹ năm 1776.
Có lẽ hơn tất thảy sự kiện khác trong lịch sử phương Tây (ngay cả
Cách mạng Pháp cũng đứng sau một bậc), “cuộc chiến giành độc lập”
này đã thay đổi vĩnh viễn cơ sở mà dựa trên đó địa vị được xác định.
Bằng một cú sốc, nó đã chuyển hóa xã hội Mỹ từ một hệ thứ bậc cha
truyền con nối, quý tộc, một không gian trong đó việc xê dịch hướng
thượng bị cấm cản và địa vị một người hoàn toàn phụ thuộc vào dòng