dân bình thường... cái khí chất của họ là khí chất thuộc về những con
người chưa bao giờ biết đến sự có mặt của những người thượng đẳng
là thế nào... tầm quan trọng ghê gớm của những cuộc bầu cử của họ -
việc vị tổng thống ngả mũ cúi đầu trước họ chứ không phải họ cúi đầu
trước ông ta...”
6.
Tuy vậy, ngay cả những người nồng nhiệt ái mộ các cuộc cách mạng
tiêu dùng và dân chủ cũng không thể không chú ý đến một vấn đề cụ
thể dường như mang tính vùng miền ở các xã hội quân bình mà họ tạo
ra. Một trong những người đầu tiên chỉ ra điểm ấy là Alexis de
Tocqueville.
Du hành ở nước Mỹ non trẻ vào những năm 1830, luật gia kiêm
sử gia người Pháp phát hiện một thói xấu không ngờ làm hao mòn tinh
thần các công dân của nước cộng hòa mới. Ông thấy rằng, người Mỹ
tuy có nhiều thứ, nhưng cuộc sống sung túc không ngăn họ ước muốn
có nhiều hơn, hay tránh được sự tổn thương, bất cứ khi nào họ thấy
một ai khác có thứ gì đó mà bản thân họ không có. Trong một chương
của Democracy in America (Nền dân trị Mỹ) (1835) mang tên “Tại
sao người Mỹ thường chẳng yên hưởng sự thịnh vượng của họ”, ông
đưa ra một phân tích dài về các mối quan hệ giữa sự bất mãn và kỳ
vọng cao, giữa đố kỵ và bình đẳng:
“Khi tất cả các đặc quyền về nguồn gốc xuất thân và của cải được
bãi bỏ, khi mọi nghề nghiệp mở cửa cho tất cả mọi người... một người
tham vọng có thể nghĩ anh ta sẽ dễ dàng gây dựng được một sự nghiệp
lớn và sẽ không bị bó buộc bởi một số mệnh chung nào. Nhưng đây là
một ảo tưởng rồi sẽ nhanh chóng được kinh nghiệm sửa lại cho đúng.
Khi bất bình đẳng là quy tắc chung trong xã hội, những mối bất bình
đẳng lớn nhất cũng không thu hút được sự chú ý. Nhưng khi mọi thứ
đều gần như ngang bằng, một dao động nhỏ nhất cũng được nhận ra...
Đó là lý do để nỗi buồn thảm lạ lùng thường ám ảnh những cư dân của