15 phút nữa để chơi. Chúng mình sẽ góp tiền để sửa đồng hồ cho con. Và thỉnh
thoảng nếu con báo cho mẹ biết trước, mẹ sẽ ủ ấm bữa tối cho con. Như vậy hợp
với con hết chưa?
BOBBY: Được rồi!
Vào buổi hội thảo tiếp theo, tất cả mọi người chúng tôi đều hỏi mẹ của Bobby
“Bà có thử phương pháp giải quyết vấn đề không?... Chuyện gì đã xảy ra?”
Bà mỉm cười và kể cho chúng tôi rằng ngay hôm đó bà đã thử luôn, và Bobby
rất hào hứng với ý tưởng này. Bà bảo: “Buồn cười thật, cuộc thảo luận của
chúng tôi cứ sôi sùng sục rằng nó ghét đeo đồng hồ, nhưng nếu gia đình có thể
ăn trễ hơn 15 phút thì nó sẽ lắng nghe tiếng còi của sở cứu hỏa hú lúc 6 giờ để
làm dấu hiệu cho nó chuẩn bị về nhà.
“Cho đến hôm nay thì nó rất giữ lời,” bà bảo.
Coi bộ không có gì khó khăn phải không? Nhưng mà có đấy. Và phần khó
nhất không phải là học những bước rời. Chỉ cần một chút nghiên cứu là bạn sẽ
thuộc hết những bước đó. Phần khó nhất là chúng ta phải thay đổi thái độ của
mình. Chúng ta phải thôi suy nghĩ về trẻ như là một “vấn đề” cần phải chỉnh
sửa. Chúng ta cần phải từ bỏ ý tưởng cho rằng vì chúng ta là người lớn cho nên
chúng ta luôn luôn có câu trả lời đúng. Chúng ta cũng phải thôi lo lắng rằng
nếu chúng ta “không đủ cứng rắn”, thì bọn trẻ sẽ lấn lướt chúng ta.
Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có một niềm tin lớn lao rằng: Nếu chúng ta
thủng thỉnh ngồi xuống và chia sẻ những cảm xúc thật của chúng ta với trẻ,
lắng nghe những cảm xúc của nó, thì cùng với trẻ, chúng ta sẽ tìm ra được
những giải pháp xử lý vấn đề mà hợp lý cho cả hai.
Có một thông điệp quan trọng được cài vào phương pháp này. Đó là: “Khi có
xung đột xảy ra giữa chúng ta, chúng ta không còn phải huy động sức lực của
mình để chống lại nhau, để lo lắng xem ai sẽ thắng và ai sẽ thua. Thay vào đó
chúng ta có thể dồn năng lượng của mình vào việc tìm ra giải pháp thỏa đáng,