NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 186

IV. Để trẻ tự trả lời lấy.

Lặp đi lặp lại, trước sự có mặt của con, phụ huynh thường hay được hỏi

những câu đại loại:

“Johnny có thích đi học không?”

“Nó có thích em bé mới sinh không?”

“Sao nó không chơi đồ chơi mới của nó?”

Dấu hiệu thật sự tôn trọng sự tự chủ của trẻ là hãy nói với người đặt câu hỏi

rằng, “Johnny có thể trả lời bà. Cháu nó là người biết sự việc.”

V. Tôn trọng sự “sẵn sàng” cốt lõi của trẻ.

Đôi khi trẻ rất muốn làm gì đó, nhưng không sẵn sàng về cảm xúc hoặc về

thể xác để làm việc đó. Cô bé muốn tắm như một “cô gái trưởng thành”, nhưng

chưa thể. Cậu bé muốn đi bơi như những đứa trẻ khác nhưng nó vẫn sợ nước.

Cô bé rất muốn bỏ tật mút tay, nhưng khi mệt, nó thấy mút tay rất dễ chịu.

Thay vì bắt ép, nài nỉ, hoặc làm cho trẻ ngượng ngùng, chúng ta có thể bày

tỏ lòng tự tin của mình vào sự sẵn sàng căn bản của trẻ:

“Mẹ không quan tâm. Khi nào con sẵn sàng tự khắc con sẽ xuống nước.”

“Khi con quyết định thì con sẽ thôi mút tay.”

“Một ngày nào đó con sẽ tắm như là ba và như mẹ.”

VI. Chú ý đừng dùng từ “Không” quá nhiều.

Rất nhiều lần, với tư cách là cha mẹ chúng ta phải trấn áp ước muốn của trẻ.

Tuy nhiên, có trẻ cảm thấy từ “Không” cụt ngủn như một sự kêu gọi vũ trang,

một sự tấn công trực diện vào tính tự chủ của trẻ. Chúng huy động tất cả năng

lượng của chúng để phản công. Chúng la thét, làm mình làm mẩy, chửi rửa,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.