NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 195

tuy thuộc vào công việc bán lẻ của ba. Là con thứ hai, sau chị cả, hoàn cảnh bắt

buộc cháu cần phải tự lập và tự nỗ lực bản thân. Mẹ cháu không thể “làm” cho

cả năm đứa con mà sống sót nếu mẹ không dạy cho tụi cháu cách tự xoay xở

lấy.

Tuy nhiên, cháu có những cảm xúc trái chiều về những ký ức thời thơ ấu của

mình. Một mặt cháu tự hào cháu đã không chạy tới quấy nhiễu đòi ba mẹ giúp

giải quyết những vấn đề, những nỗi sợ hãi và những nhu cầu của mình như bạn

bè đồng trang lứa. Mặt khác, chắc hẳn cháu rất muốn mình có quyền quyết định

về việc mình có muốn thổ lộ tâm tình hoặc muốn được ba mẹ trợ giúp hay

không (cháu biết lời thỉnh cầu của mình chắc chắn sẽ bị từ chối vì lý do ba mẹ

cháu thiếu thời gian hoặc vì bất kỳ lý do gì... do vậy mà cháu đã không hỏi ba

mẹ mà tự làm một mình).

Trẻ em luôn muốn trở thành người lớn nhưng vẫn cần là một đứa trẻ và cần

lớn lên từ từ. Cháu rất tự hào về khả năng và hiệu quả của mẹ cháu trong việc

dạy chúng cháu vào nề nếp, nhưng cháu cảm thấy lẽ ra mình nên có sự lựa

chọn là có thể đến bên ba mẹ để nhờ vả khi cháu cần ba mẹ.

* * *

Có bao nhiêu công việc cần thiết cho Kirk phải làm sau khi đi học về, đến

nỗi nó không bao giờ tự giác lo được việc nào ra việc nào nếu tôi không chạy

theo mà nhắc nhở. Cuối cùng tôi viết cho nó một mẩu thư nhắn:

Kirk thân thương,

Ba và mẹ dạo này không vui chút nào vì cứ phải cực khổ nhắc con những việc

mà con đã biết là phải làm.

Con cần bao lâu để lập ra một chương trình xử lý tất cả những gì con cần

làm? Hai mươi bốn giờ? Hay hơn thế? Từ đây cho đến cuối tuần này ba mẹ

muốn con trình cho ba mẹ kế hoạch mà con nghĩ là tốt cho con, được viết ra

giấy đàng hoàng. Bản kế hoạch đó cần ghi rõ thời gian cụ thể để làm những việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.