NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 226

bé: “Thế này thì quá sức!... Thật thất vọng!” vân vân, và vân vân. Cuối cùng bé

bình tĩnh lại đủ để xử lý cái sàn xe, nhưng ý nghĩ về phòng ngủ của tôi thì vẫn

còn quá sức con bé.

Bé hút bụi sạch cái xe xong rồi gọi tôi ra xem. Thay vì nhận xét bé thì tôi

quan sát, “Hồi nãy cốm bắp đổ tùm lum bây giờ mẹ không thấy miếng nào

nữa.”

Bé rất vui sướng, nói “Còn bây giờ đến lượt con dọn sạch phòng của mẹ.”

“Ồ, thì ra là vậy,” tôi nói mà như mở cờ trong bụng.

Một số phụ huynh thấy rằng có thể khen ngợi con vào lúc khó có thể khen

được nhất – khi trẻ làm gì đó nó không nên làm. Thay vì la mắng trẻ, họ khơi

gợi cho trẻ làm tốt hơn bằng cách nhắc lại cho chúng những hành vi tốt trong

quá khứ. Sau đây là lời kể của một bà mẹ:

Khi Karen bảo với tôi nó làm mất thẻ xe điện ngầm và nó nghĩ chiếc thẻ bị

rớt khỏi túi quần nó, cơn phản xạ đầu tiên của tôi là mắng cho nó một trận vì

cái tội vô ý vô tứ. Nhưng nhìn nó đau khổ, thiểu não quá tôi nói, “Nào con hãy

nghĩ mà coi, Karen, con đã giữ thẻ xe điện ngầm được hơn 3 học kỳ vừa qua của

trường trung học. Đó là rất nhiều ngày có trách nhiệm.”

Karen nói, “Con cũng đoán vậy. Nhưng con chẳng còn cơ hội nào với nó nữa.

Lần tới khi mua thẻ mới, con sẽ cất nó trong bóp của con.”

Một phần thưởng thêm của lời khen kiểu mô tả là về mặt nào đó nó có thể

khởi sinh lòng can đảm, tính dũng cảm ở trẻ. Những kinh nghiệm sau đây

minh họa cho điều chúng tôi có ý muốn đề cập tới:

Kristin 8 tuổi và theo như tôi nhớ thì bé luôn sợ bóng tối. Sau khi chúng tôi

đưa bé vào giường ngủ, bé thường nhảy khỏi giường hàng chục lần hết để đi

toilet, rồi lại đi uống nước, hoặc chỉ để bảo đảm chắc chắn chúng tôi vẫn còn ở

đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.