chúng ta có cơ hội không bao giờ bị lạc hoàn toàn khỏi con đường.
Một ý nghĩ cuối cùng: chính chúng ta cũng đừng tự quàng vào mình những
vai trò kiểu như: ông bố bà mẹ tốt, cha mẹ xấu, cha mẹ quyền lực, cha mẹ nhu
nhược. Trước hết chúng ta hãy bắt đầu nghĩ về chính mình như là những con
người với tiềm năng phát triển và thay đổi. Quy trình sống hoặc thông tin liên
lạc với trẻ luôn đòi hỏi sức lực và khiến chúng ta kiệt quệ. Nó đòi hỏi trái tim,
trí tuệ, và khả năng chịu đựng của chúng ta. Khi chúng ta sống không đúng với
những mong chờ của chính mình – mà chúng ta luôn luôn là như vậy – hãy tử
tế với chính chúng ta cũng như tử tế với con cái. Nếu con cái chúng ta xứng
đáng hàng ngàn cơ hội cộng một, thì chúng ta hãy cho mình một ngàn cơ hội
cộng hai.
RỐT CUỘC LÀ QUYỂN SÁCH NÀY NÓI VỀ CÁI GÌ?
CHỈ BẰNG ĐỌC QUYỂN SÁCH NÀY, quý vị đã tự chất vấn mình rất nhiều.
Có những nguyên tắc mới để hấp thụ; có những kỹ năng mới để đưa vào áp
dụng trong thực tế; có những khuôn mẫu mới để học hỏi và những khuôn mẫu
cũ để gạt bỏ đi. Với rất nhiều thứ để phân loại và để biến thành kỹ năng của
mình, đôi khi chúng ta khó mà không đánh mất tầm nhìn cả bức tranh lớn. Vì
vậy một lần nữa, cũng là lần cuối cùng, chúng ta hãy rà soát lại xem những
phương pháp thông tin liên lạc này rốt cuộc nói về cái gì.
Chúng ta muốn tìm ra một cách sống chung với nhau sao cho chúng ta cảm
thấy dễ chịu về chính mình, đồng thời giúp những người thân yêu của chúng ta
cảm thấy tốt về họ.
Chúng ta muốn tìm ra một cách sống không buộc tội, đổ thừa hay tố cáo lẫn
nhau.
Chúng ta muốn tìm ra một cách sống với nhau nhạy cảm hơn với cảm xúc
của nhau.
Chúng ta muốn tìm ra cách bộc lộ sự giận dữ và tức giận của mình mà