trước cả khi buổi thảo luận buổi sáng bắt đầu, những phụ huynh đã chờ chúng
tôi – háo hức, nôn nóng kể lại họ đã lập tức áp dụng những kỹ năng mới như
thế nào và họ vui mừng với những kết quả ra sao.
Nhưng điều đó xảy ra là bởi vì chúng tôi trực tiếp có mặt tại đấy, cùng đóng
vai trò với những khán thính giả, trả lời những câu hỏi của họ, nêu ví dụ minh
họa cho từng nguyên lý, vận dụng tất cả năng lượng của mình nhằm thuyết
phục họ. Liệu bạn đọc có thể “thấm” từ những trang sách này?
Họ đã thấm. Với số lượng khiến chúng tôi kinh ngạc. Nhà xuất bản của
chúng tôi thông báo cho chúng tôi biết họ đang tái bản nhiều thêm nữa để đáp
ứ
ng nhu cầu. Một bài báo ở New York Times tuyên bố How to talk so kids will
listen...(Nói sao cho trẻ chịu nghe...)
là một trong những “top ten sellers” trong
hàng trăm đầu sách dành cho cha mẹ tràn ngập thị trường. PBS
sản xuất một
chương trình 6 tập dựa theo từng chương của quyển sách này. Nhưng ngạc
nhiên lớn nhất là số lượng thư khổng lồ đổ về những hộp thư của chúng tôi.
Những lá thư đổ về như suối không chỉ từ Mỹ và Canada mà còn từ những quốc
gia trên khắp thế giới, có cả những nước và lãnh thổ nhỏ và không được biết tới
đến nỗi chúng tôi không tìm thấy trên bản đồ.
Hầu hết mọi người viết thư để bày tỏ sự công nhận của họ. Nhiều người mô
tả, có khi rất chi tiết, quyển sách của chúng tôi đã làm thay đổi cuộc sống của
họ như thế nào. Họ muốn chúng tôi biết chính xác bây giờ họ đã hành xử khác
xưa như thế nào – những gì có tác dụng với con cái của họ và những gì không.
Dường như phụ huynh ở khắp mọi nơi trên thế giới, dù thuộc những nền văn
hóa khác nhau chăng nữa nhưng đều phải đương đầu với những vấn đề như
nhau và đều đi lùng tìm câu trả lời.
Còn một đề tài khác xuất hiện trong những lá thư. Mọi người đề cập đến việc
thay đổi thói quen thì khó khăn như thế nào. “Khi tôi nhớ sử dụng những kỹ
năng mới thì mọi thứ tốt hơn, nhưng bình thường, nhất là khi bị rơi vào áp lực,
tôi hay trở về thói quen cũ.” Họ cũng bày tỏ muốn được trợ giúp thêm. “Tôi