NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 183

Phải tốn nhiều công sức lắm nhưng con đã làm được. Cám ơn con.” Sự công

nhận của mẹ đã cho phép Betty đưa ra kết luận của riêng mình: “Mẹ thích

những gì mình làm. Mình là một người chăm chỉ.”

6. Học cách nói “không” ít gây tổn thương nhất bằng cách thỏa mãn trong

tưởng tượng những thứ bạn không thể thỏa mãn trẻ trong thực tế. Trẻ gặp khó

khăn trong việc phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Đối với chúng, bất cứ

thứ gì chúng đòi hỏi đều là thứ chúng cần: “Con có thể mua một chiếc xe đạp

mới không? Con thực sự cần nó. Mẹ làm ơn đi mà?” Trong một cửa hàng bán

đồ chơi: “Con muốn có chiếc xe tải này. Con xin mẹ hãy mua nó cho con.”

Vậy một ông bố hay bà mẹ nên trả lời con mình ra sao? Tốt hơn hết là không

nên trả lời cộc lốc “Không! Con biết là chúng ta không có tiền cho cái đó

mà.” Trẻ sẽ cảm thấy đỡ tổn thương hơn nếu ít nhất cha mẹ có thể thừa nhận

mong muốn của chúng bằng cách nói lên sự cảm thông của họ với ước muốn

của con: “Ồ, mẹ ước gì chúng ta có thể mua cho con một chiếc xe đạp mới.

Mẹ biết là con thích dùng nó để chạy quanh thị trấn và cả đến trường nữa. Nó

sẽ khiến con cảm thấy cuộc sống dễ dàng hơn biết bao nhiêu. Hiện giờ chúng

ta không có đủ tiền để mua nó. Hãy để mẹ bàn bạc với bố con để xem liệu ta

có thể mua nó vào dịp Giáng sinh không nhé.” Hoặc câu nói: “Mẹ ước gì mẹ

có tiền để mua nó cho con,” sẽ tốt hơn là “Nhìn thấy cái gì con cũng muốn

mua cho bằng được. Không, con sẽ không có nó đâu, cho nên đừng đòi hỏi

nữa.”

Elizabeth, 17 tuổi, nói với mẹ: “Con cần đôi bông tai kim cương của mẹ để

đeo tới bữa tiệc khiêu vũ. Con có thể mượn chúng không ạ?” Vô cùng thẳng

thắn, mẹ cô bé trả lời: “Chắc chắn là không! Con biết mẹ không cho phép bất

cứ ai đeo đôi bông tai của mẹ. Nếu con làm mất thì sao?” Trong trường hợp

này, nếu thừa nhận mong ước của con gái, người mẹ sẽ đưa ra một câu trả lời

ít gây tổn thương hơn: “Mẹ ước gì có thêm một đôi bông tai kim cương nữa

để cho con. Con có thích thứ gì khác trong hộp đồ trang sức của mẹ không?”

Thật khó khăn cho các bậc cha mẹ khi phải từ chối yêu cầu của con cái. Họ

muốn đáp ứng mong ước của con và muốn nhìn thấy con hạnh phúc. Vì vậy,

họ thường cảm thấy thất vọng và bực bội khi không thể thỏa mãn được những

182

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.