Làm thế nào để cha mẹ tạo được sự tin tưởng nơi trẻ? Thông qua cách phản
ứng của họ trước những sự thực không dễ chịu. Những bình luận sau đây của
các bậc cha mẹ sẽ không hữu ích cho trẻ:
“Thật là một ý tưởng điên rồ” (gạt bỏ)
“Con biết là con không ghét mẹ mà.” (chối bỏ)
“Con luôn làm mọi việc mà chẳng chịu suy nghĩ kỹ gì cả” (chỉ trích)
“Điều gì khiến con nghĩ mình tài giỏi thế?” (xúc phạm)
“Mẹ không muốn nghe thêm bất cứ từ nào về nó nữa!” (nổi giận)
Thay vào đó, hãy thừa nhận: “Ồ, mẹ thấy rồi. Mẹ rất trân trọng việc con chia
sẻ những cảm xúc mạnh mẽ của mình với mẹ. Vậy ra đó là suy nghĩ của con.
Cám ơn con vì đã lưu ý mẹ về điều đó.” Thừa nhận không có nghĩa là đồng
tình. Nó chỉ là cách mở đầu cuộc đối thoại đầy tôn trọng thông qua việc xem
xét nghiêm túc những phát biểu của trẻ.
2. Không được phủ nhận suy nghĩ của trẻ, không tranh luận về cảm xúc,
không chối bỏ mơ ước, không chế giễu sở thích, không bôi nhọ quan điểm,
không xúc phạm tính cách, không tranh cãi về trải nghiệm của trẻ. Thay vào
đó, hãy thừa nhận chúng.
Tại bể bơi, Robert, 9 tuổi, từ chối không chịu xuống nước. Cậu bé kêu lên:
“Nước lạnh quá mà con thì thấy không khỏe.” Bố cậu bé đáp lại: “Nước
không làm sao cả. Đó là do con đã để mình bị ướt hết. Bể bơi đã được làm
ấm, chỉ có chân con là lạnh ngắt. Con sợ hãi giống như một con thỏ và kêu
khóc giống như một đứa bé. Con gào thét thì khỏe thế nhưng thật ra lại chỉ là
một đứa yếu đuối.”
Những lời nói của người bố đã phủ nhận suy nghĩ của cậu con trai. Anh đã
tranh luận về trải nghiệm, cãi cọ về cảm xúc và xúc phạm tới tính cách của
cậu bé.
Cách phản ứng đúng đắn là thừa nhận cảm xúc của đứa trẻ: “Con không được
khỏe mà nước thì có vẻ hơi lạnh. Chắc con ước gì hôm nay mình không phải
nhảy xuống bể bơi.” Một câu trả lời như vậy sẽ làm dịu đi sự chống đối từ
180