Khi ấy, liệu những câu nói như: “Sao anh lại rẽ sai đường được nhỉ? Anh
không nhìn thấy biển chỉ dẫn à? Có một tấm biển lớn ở đằng kia, ai mà chả
nhìn thấy,” có giúp ích được gì cho bạn không? Khi đó, nếu bạn là anh ta, bạn
có tự nhủ rằng mình sẽ luyện tập cả kỹ năng lái xe và kỹ năng đọc vì muốn
làm vừa lòng người yêu không? Hay bạn sẽ cố gắng đáp lại một cách vui vẻ?
Phản ứng nào của người yêu sẽ là hữu ích nhất đối với bạn? Một cái thở dài
đầy cảm thông: “Ôi anh yêu, thật là bực mình nhỉ!” hay một thông tin đơn
giản: “Đi vài trăm mét nữa sẽ có một lối ra đó anh.”
Hãy phản ứng trước sự việc, đừng tấn công người gây ra nó
Trong rất nhiều gia đình, những trận chiến giữa cha mẹ và con cái thường
diễn ra theo một kịch bản giống nhau và kết thúc theo những cách hoàn toàn
có thể đoán trước được. Khi đứa trẻ làm hoặc nói điều gì sai. Cha mẹ đáp lại
bằng hành động hay lời mắng mỏ làm đứa trẻ cảm thấy bị xúc phạm. Đứa trẻ
phản ứng lại bằng hành động tồi tệ hơn, cha mẹ tiếp tục bằng cách đe dọa hay
trừng phạt. Và rồi, cuộc loạn đả cứ thế diễn ra.
Suốt bữa sáng của một ngày nọ, cậu bé Nathaniel, 7 tuổi, cứ say sưa nghịch
một chiếc cốc không trong khi bố cậu đang đọc báo.
BỐ: Con sẽ làm vỡ nó đấy. Con là chúa hay làm vỡ đồ.
NATHANIEL: Không, con sẽ không làm vỡ đâu. Chỉ một giây sau đó, chiếc
cốc rơi xuống sàn và vỡ tan.
BỐ: Cái gì mà ầm ĩ thế, con đúng là một đứa ngu ngốc. Con làm vỡ tất cả mọi
thứ trong cái nhà này rồi đấy.
NATHANIEL: Bố cũng thật ngu ngốc. Bố đã làm vỡ cái đĩa đẹp nhất của mẹ.
BỐ: Con gọi bố là thằng ngu hả! Đồ hỗn láo!
NATHANIEL: Là bố đấy chứ. Bố gọi con là đồ ngu trước mà.
BỐ: Đừng có nói thêm một lời nào nữa. Lên phòng con ngay lập tức!
NATHANIEL: Bố muốn đánh con chứ gì, bố đánh đi xem nào!
Sau khi nghe lời thách thức trực tiếp tới quyền lực của mình, bố của Nathaniel
40