một chiếc áo rách cũng hoàn toàn không phải là một sự cố nghiêm trọng.
Ngược lại, một sự cố nhỏ có thể là thời điểm tốt để cha mẹ dạy cho con cái về
giá trị. Khi cô bé Diana, 8 tuổi, đánh mất viên đá quý tượng trưng cho tháng
sinh của mình được gắn trên chiếc nhẫn mà cô bé vẫn đeo, bố cô đã nhìn
thẳng vào con gái và bằng ngôn ngữ rõ ràng, đầy sức mạnh, anh nói: “Trong
nhà chúng ta, một viên đá không quan trọng đến thế. Con người mới là quan
trọng. Cảm giác của con người mới là quan trọng. Bất cứ ai cũng có thể đánh
mất một viên đá nhưng nó có thể được thay thế bằng những viên đá khác.
Cảm giác của con mới là điều quan trọng với bố. Nếu con thực sự thích chiếc
nhẫn thì bố hy vọng con sẽ tìm ra viên đá đó.”
Những lời chỉ trích của cha mẹ là những điều vô dụng. Nó nuôi dưỡng sự giận
dữ và oán hờn. Tệ hơn, những đứa trẻ thường xuyên bị phê bình sẽ học cách
chê bai bản thân chúng và những người khác. Chúng sẽ đâm ra nghi ngờ giá
trị của bản thân và coi nhẹ giá trị của người khác. Chúng sẽ luôn nghi ngờ
mọi người và chỉ chờ đợi những điều không hay đến với mình.
Cậu bé Justin, 11 tuổi, đã hứa sẽ rửa xe giúp bố nhưng lại quên mất việc đó.
Cậu đã cố gắng hoàn thành công việc vào những phút cuối nhưng không
thành công.
BỐ: Cái xe cần phải được rửa sạch thêm con trai ạ, nhất là ở phần trên nóc và
phía bên trái. Khi nào thì con có thể làm việc đó?
JUSTIN: Con sẽ làm ngay tối nay bố ạ.
BỐ: Cảm ơn con.
Thay vì chỉ trích con trai, bố của Justin đã cho con những thông tin cần thiết
mà không hề xúc phạm tới lòng tự ái của cậu bé, tạo cơ hội để cậu hoàn thành
việc được giao mà không cần phải giận dữ với bố. Hãy tượng tưởng Justin sẽ
cảm thấy thế nào nếu bố cậu dùng những lời dạy bảo với ý định lên lớp cho
con trai:
BỐ: Con đã rửa xe chưa?
JUSTIN: Rồi bố ạ
42