không như thế.” Nhưng thường thì nó lại tin vào điều cha mẹ nói và bắt đầu
nghĩ mình đúng là một người vụng về. Khi vô tình trượt chân hay bị ngã, nó
sẽ lại tự nhủ: “Mình thật vụng về quá!” Từ đó, đứa trẻ sẽ chủ động tránh
những tình huống hay thử thách cần đến sự nhanh nhẹn, khéo léo bởi nó đã
thực sự tin rằng mình quá vụng về và sẽ không thể thành công.
Khi một đứa trẻ liên tục bị cha mẹ hay thầy cô nói là ngu ngốc, nó sẽ dần tin
vào điều đó và có suy nghĩ tương tự về bản thân. Đứa trẻ sẽ dần dần không
còn hứng thú với những hoạt động cần đến năng lực trí óc bởi nó cảm thấy
chỉ có lảng tránh thử thách thì nó mới khỏi bị chế nhạo. Nó cảm thấy được an
toàn khi không phải cố gắng. Phương châm sống của đứa trẻ sẽ trở thành:
“Nếu không thử, mình sẽ không thất bại.”
Có lẽ, bản thân các bậc cha mẹ cũng sẽ cảm thấy ngạc nhiên nếu tự mình đếm
lại những lời chỉ trích đầy sự xem thường và phủ nhận mà họ đã nói về con
cái trước mặt chúng mà không hề nhận ra những tổn thương mà những lời đó
gây ra. Ví dụ:
“Từ khi có mặt trên đời đến giờ, nó chỉ toàn gây rắc rối, không biết nó sẽ còn
tiếp tục như thế đến bao giờ.”
“Nó giống y như mẹ nó vậy. Bướng bỉnh. Nó làm bất cứ cái gì nó muốn.
Chúng tôi không thể nào kiểm soát được con bé.”
“Lúc nào con bé cũng chỉ biết đòi hỏi, đòi hỏi. Nó không bao giờ cảm thấy
thỏa mãn dù chúng tôi có cho nó bao nhiêu đi nữa.”
“Thằng nhỏ đó khiến tôi không được nghỉ ngơi một giây phút nào. Nó thật
quá vô trách nhiệm. Tôi cứ phải chạy theo nó như gà mẹ vậy.”
Thật không may, trẻ con coi những nhận xét như trên của người lớn là hoàn
toàn nghiêm túc. Trẻ nhỏ bị phụ thuộc vào việc cha mẹ nói chúng là ai và có
khả năng làm những việc gì. Để trẻ biết trân trọng giá trị của bản thân, chúng
cần được nghe đi nghe lại những nhận xét tích cực về chính mình.
Thật nực cười khi nhiều bậc cha mẹ cảm thấy việc chỉ ra những nhược điểm
của con cái mình dễ dàng hơn rất nhiều so với việc chỉ ra những ưu điểm của
44