khi đang giận dữ mới có thể phản biện lời tố cáo của đứa trẻ mà không bị đưa
vào thế bí: “Đây không phải lúc để nói về tình cảm mà là lúc để nói xem điều
gì đang khiến bố mẹ giận dữ.”
Cha mẹ càng giận dữ thì con cái càng cần được cảm thấy chắc chắn rằng
chúng vẫn được yêu thương. Thế nhưng, thể hiện tình yêu bằng giọng điệu
đầy giận dữ không hề khiến trẻ cảm thấy được an ủi. Trẻ sẽ chỉ cảm thấy bối
rối bởi những gì nó nghe thấy không phải là từ ngữ của tình yêu mà là của sự
giận dữ. Sẽ hữu ích hơn khi trẻ học được rằng cha mẹ giận dữ không có nghĩa
là chúng sẽ bị bỏ rơi. Cảm xúc yêu thương chỉ vắng mặt tạm thời và sẽ trở lại
ngay khi cơn giận biến mất.
Kiểm soát cơn giận của bản thân
Khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy cách xử lý cơn giận của bản thân. Chúng
ta được dạy phải cảm thấy tội lỗi khi nó xuất hiện và không được phép thể
hiện nó ra ngoài. Chúng ta đã được dạy bảo để tin rằng giận dữ là điều xấu xa.
Giận dữ không chỉ là một cách phản ứng sai lầm mà còn là tội ác. Vì thế, với
những đứa con của chính mình, chúng ta luôn cố tỏ ra kiên nhẫn, thực tế là
quá kiên nhẫn, cho nên sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ bùng nổ. Chúng ta sợ
rằng sự giận dữ của mình có thể sẽ làm hại trẻ; vì thế, chúng ta giữ chặt nó
trong lòng như người thợ lặn nhịn thở. Thế nhưng, cũng giống như với người
thợ lặn kia, khả năng nhẫn nhịn của chúng ta chỉ có hạn.
Giận dữ, giống như bệnh cảm cúm, nó sẽ tái diễn. Chúng ta có thể không
thích nhưng không thể lờ nó đi được. Chúng ta biết rõ cảm giác đó khó chịu
ra sao nhưng lại không thể nào ngăn nó trỗi dậy. Sự tức giận xuất hiện trong
những hoàn cảnh và với tần suất mà chúng ta hoàn toàn có thể đoán trước
nhưng nó luôn có vẻ bất ngờ và không được mong đợi. Và dù có thể không
kéo dài lâu nhưng vào giây phút nó chế ngự ta, cảm giác giận dữ dường như
vô tận.
Khi mất bình tĩnh, chúng ta thường hành động như thể hóa điên. Chúng ta nói
và làm với con những điều mà thậm chí ta còn do dự khi nhắm tới kẻ thù.
Chúng ta quát mắng, lăng mạ và công kích. Khi sự việc qua đi, chúng ta cảm
46