chúng. Thế nhưng, nếu muốn con cái lớn lên với lòng tự tin và trân trọng bản
thân, chúng ta cần tận dụng mọi cơ hội để nói với chúng những nhận xét tích
cực và tránh xa những chỉ trích làm hạ thấp giá trị của chúng.
Giao tiếp đúng cách: Hãy nói những lời thể hiện đúng cảm xúc của bạn
Con cái có thể làm chúng ta nổi cáu, nhưng chúng ta lại cố tỏ ra bình tĩnh và
cảm thông. Đến một lúc nào đó, chúng ta không còn đủ kiên nhẫn và cơn giận
bùng lên, ví như khi nhìn thấy phòng ngủ lộn xộn của con chẳng hạn: “Con
còn không xứng được ở trong một cái chuồng lợn!” Nhưng rồi cảm thấy ăn
năn, chúng ta lại xin lỗi: “Mẹ không có ý đó đâu. Con xứng đáng được ở
trong một cái chuồng lợn.”
Chúng ta tin rằng kiên nhẫn là một phẩm hạnh. Nhưng liệu có phải như vậy
không? Nếu điều đó đòi hỏi chúng ta phải giả vờ bình tĩnh trong khi đang tức
điên lên hoặc phải hành động hay tỏ thái độ không đúng với cảm xúc thực của
mình thì câu trả lời là Không.
Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy bảo để không biểu lộ cảm xúc thực của mình.
Chúng ta cảm thấy hãnh diện vì thể hiện được thái độ thờ ơ nhất trong những
hoàn cảnh rối ren nhất và gọi đó là sự kiên nhẫn.
Tuy nhiên, những gì con cái cần ở cha mẹ chúng lại là phản ứng phù hợp với
hoàn cảnh. Chúng muốn nghe những từ ngữ nói lên đúng cảm xúc thực của
cha mẹ.
Không ít lần chúng ta đã thấy một đứa trẻ, dù tuổi còn rất nhỏ, đã biết phản
công lại bố mẹ bằng sự tố cáo đầy thuyết phục: “Bố mẹ không yêu con chứ
gì.” Và chúng ta, những bậc cha mẹ lúc ấy lại hét lên: “Đương nhiên là bố mẹ
yêu con rồi.” Đáng tiếc, câu nói ấy lại phát ra một cách đầy giận dữ khiến cho
nó mang ý nghĩa hoàn toàn trái ngược và cũng chẳng khiến đứa trẻ yên tâm
hơn chút nào. Trong cơn giận dữ, ngay cả cha mẹ cũng không thể cảm thấy
tình yêu đối với con cái. Bằng cách khơi gợi điều này, đứa trẻ đã đặt bố mẹ
vào thế phải tự vệ thay vì tấn công mình, chuyển trung tâm của sự việc từ
mình sang bố mẹ.
Chỉ có những ông bố bà mẹ tự cho phép bản thân mình không yêu thương con
45