BỐ: Con chắc chứ?
JUSTIN: Chắc ạ.
BỐ: Con gọi thế này là rửa à? Con chỉ nghịch ngợm như mọi khi thôi. Hay
thật, đó là tất cả những gì con muốn à. Con nghĩ có thể sống như thế sao? Với
cái kiểu làm việc cẩu thả như thế này thì con sẽ không kiếm được công việc
nào cho tử tế đâu. Con thật là một đứa vô trách nhiệm!
Mẹ của cô bé Barbara, 9 tuổi, cũng không biết phải cư xử với con gái mình ra
sao ngoài lên án và chỉ trích.
Ngày nọ, khi Barbara đi học về trong tâm trạng rất kích động và phàn nàn với
mẹ: “Hôm nay con gặp toàn những chuyện tồi tệ, sách vở của con bị rơi hết
vào vũng nước, bọn con trai thì cứ kiếm chuyện với con, con lại còn bị ai đó
lấy mất đôi giày thể thao nữa chứ.” Mẹ cô bé, thay vì cảm thông với con gái,
lại la rầy và chỉ trích con: “Sao mọi chuyện tồi tệ lại cứ xảy ra với con thế?
Sao con không thể giống với những đứa trẻ khác được nhỉ? Con bị sao vậy?”
Barbara bắt đầu khóc toáng lên. Điều gì đáng ra đã có thể giúp cô bé cảm thấy
khá hơn? Đơn giản là sự chia sẻ và đồng cảm của mẹ sau một ngày đen đủi:
“Ôi, con yêu, hẳn là con đã có một ngày rất mệt nhọc!”
Những lời lăng mạ làm hại con trẻ
Những lời lăng mạ, giống như những mũi tên tẩm độc, không thể dùng với
con trẻ. Khi một người nói: “Đây là một chiếc ghế xấu xí,” không có chuyện
gì xảy ra với chiếc ghế cả. Câu nói đó không thể khiến cho chiếc ghế cảm
thấy bị xúc phạm hay xấu hổ. Nó vẫn là nó dù con người có nói gì đi nữa. Thế
nhưng, khi con cái chúng ta bị gọi là xấu xí, ngu ngốc hay vụng về, chắc chắn
sẽ có điều gì đó xảy ra với chúng, những phản ứng trong cơ thể và những
chấn động trong tâm hồn. Oán hờn, giận dữ và căm ghét trỗi dậy. Những
tưởng tượng hoang đường về sự trả thù được nhen nhóm. Những cách cư xử
hay hành động mà người lớn không mong muốn có thể xuất hiện. Những cú
đòn bằng ngôn từ đó sẽ tạo ra một chuỗi những phản ứng khiến cho cả con cái
và cha mẹ đều cảm thấy khổ sở.
Khi một đứa trẻ bị gọi là vụng về, nó có thể ngay lập tức cãi lại: “Không, con
43