NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 50

hổ.

Chúng ta có quyền bộc lộ cảm xúc của mình. Chúng ta có thể thể hiện cảm

xúc giận dữ miễn là không công kích nhân cách của trẻ.

Những giả thuyết trên nên được áp dụng vào các quy trình cụ thể để đối mặt

với sự giận dữ. Bước đầu tiên: Cần xử lý những cảm xúc hỗn loạn khác nhau

mà chúng ta cảm thấy bằng cách gọi tên chúng thật rõ ràng. Hành động này

truyền một lời cảnh báo để trẻ cảnh giác và kịp thời sửa chữa lỗi lầm. Hãy bắt

đầu bằng đại từ Bố/mẹ: “Bố/mẹ cảm thấy rất khó chịu” hoặc “Bố/mẹ đang

phát cáu lên rồi đấy.”

Nếu những lời tuyên bố ngắn gọn và vẻ mặt nghiêm khắc không làm bạn

nguôi ngoai, chúng ta sẽ tiến tới bước thứ hai: Thể hiện sự tức giận với cường

độ mạnh hơn:

“Bố/mẹ giận lắm.”

“Bố/mẹ rất giận con.”

“Bố/mẹ rất rất giận con.”

“Bố/mẹ đang phát điên lên vì con đây.”

Nhiều khi, những lời nói đơn giản thể hiện đúng tâm trạng của chúng ta (mà

không cần giải thích) lại ngăn được đứa trẻ khỏi hành vi xấu. Nhưng đôi khi

nó chỉ là bước đệm để chúng ta tiến hành bước thứ ba: nói ra lý do khiến

chúng ta tức giận, mô tả phản ứng trong nội tâm và những hành động mà

chúng ta muốn làm:

“Nhìn thấy cả giầy, tất, áo sơ mi rồi áo len bày bừa ra khắp sàn nhà thế này

mẹ rất giận, mẹ đang tức điên lên đây. Mẹ chỉ muốn mở cửa sổ và vứt tất cả

đống lộn xộn này ra đường thôi.”

“Nhìn thấy con đánh em mẹ giận lắm. Trong lòng mẹ đang giận điên lên đây.

Mẹ bắt đầu sôi máu rồi đấy. Mẹ sẽ không bao giờ để con đánh em nữa đâu.”

“Nhìn thấy các con chạy hết khỏi bàn để đi xem tivi, để lại mẹ với đống bát

đĩa xoong chảo bẩn, mẹ cảm thấy tức tối vô cùng! Mẹ phát điên lên mất! Mẹ

49

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.