không làm thay đổi tình cảm yêu thương của một người dành cho bản thân
hay những người khác.
Thường thường, sau khi nổi giận với cha mẹ vì đã không lắng nghe lý lẽ của
mình, trẻ sẽ viết lại những gì đã xảy ra.
Một phụ huynh đã kể lại câu chuyện như sau: Ở nhà anh ta, lũ trẻ được tặng
các tấm phiếu mà chúng có thể dùng để đổi lấy thời gian được chơi đùa thêm
trước khi đi ngủ. Tối nọ, cậu con trai Peter 10 tuổi của anh muốn đổi lấy thời
gian chơi bằng một tấm phiếu của mình, nhưng không may, cậu bé đã làm mất
nó. Anh đã từ chối đổi một tờ phiếu không tồn tại. Peter vừa chạy tuột ra khỏi
phòng vừa giận dữ gào lên: “Nhưng chính bố đã đưa nó cho con mà!” Khi
vào phòng ngủ của con đêm hôm đó, anh đã thấy bức thư sau:
Bố yêu quý, nếu bố không cho con thời gian thì bố thật quá đáng bởi vì (1) cả
hai ta đều biết là bố đã đưa cho con tấm phiếu đó, (2) bố biết bàn của con lộn
xộn thế nào rồi và đôi khi con cũng làm mất đồ, (3) bố biết là con trông đợi
được đổi tấm phiếu như thế nào. Con không muốn trở thành kẻ khó chịu khi
viết ra điều này. Con chỉ thể hiện đúng những suy nghĩ của mình thôi. XXX
Peter.
Đọc xong bức thư, anh nhận ra rằng Peter đang chỉ cho anh một cách để thay
đổi những cảm xúc không tốt đẹp giữa hai bố con. Nó cũng cho anh cơ hội
được thử nghiệm một nguyên tắc quan trọng trong nuôi dạy trẻ. Bất cứ khi
nào có thể, hãy đề cao lòng tự tôn của trẻ. Anh quyết định viết một vài dòng
như sau:
Con trai yêu quý, tư duy của con thật rành mạch! Lý lẽ của con thật thuyết
phục! Khi đọc bức thư, bố đã phải tự nhắc nhở bản thân rằng người viết nó
phải là một chàng trai già dặn hơn tuổi lên 10 rất nhiều. Bố gửi kèm theo đây
cho con tấm phiếu thay thế. Yêu con, Bố.
Tóm tắt
Lời nói có sức mạnh khích lệ và truyền cảm hứng nhưng cũng có thể trở
thành sự đe dọa và hủy hoại. Khi ghi nhận và đề cao nỗ lực của trẻ, chúng ta
giúp chúng lớn lên cùng với sự tự tin và niềm hy vọng. Ngược lại, khi phán
55