NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 54

lại cảm xúc khó chịu của David chứ không phải là thái độ của cậu bé, người

mẹ đã khiến cậu cảm thấy thoải mái hơn.

Câu chuyện sau minh họa hai cách trái ngược để đối phó với cơn giận của trẻ.

Một cách khiến trẻ càng giận dữ hơn, còn một cách làm cơn giận hoàn toàn

biến mất.

Tom có bạn là Jim, cả hai cùng 3 tuổi, đang chơi với những chiếc đàn gỗ. Khi

dùi gõ của Jim bị kẹt, cậu bé trở nên tức tối và bắt đầu kêu khóc. Mẹ Jim quay

sang la rầy con: “Không được chơi nữa. Mẹ sẽ không sửa nó cho đến khi con

ngừng kêu khóc.” Jim vẫn tiếp tục nức nở và mẹ cậu bé lấy món đồ chơi khỏi

tay cậu. Kết quả là cậu bé giận dữ và khóc toáng lên.

Ngược lại, khi chiếc dùi của Tom bị kẹt và cậu bé bắt đầu khóc, mẹ cậu chỉ

quay sang nói: “Con khóc vì dùi bị kẹt phải không? Chúng ta phải sửa nó

thôi.” Tiếng nức nở ngừng bặt. Sau đó, bất cứ khi nào chiếc dùi bị kẹt, Tom

không còn khóc nữa mà mang đến chỗ mẹ để sửa.

Mẹ của Jim mắng mỏ, dọa dẫm, trách móc và trừng phạt con trong khi mẹ của

Tom tìm ra vấn đề và đề xuất cách giải quyết.

Miriam, 12 tuổi, đi xem kịch về trong tâm trạng bực bội và cáu kỉnh:

MẸ: Trông con không được vui.

MIRIAM: Con bực mình lắm! Con phải ngồi xa sân khấu quá nên chẳng xem

được gì cả.

MẸ: Chẳng trách trông con buồn bực như vậy. Ngồi mãi ở phía sau thật chẳng

thú vị chút nào.

MIRIAM: Chắc chắn rồi. Ngồi đằng trước con lại là một người rất cao to nữa

chứ.

MẸ: Thế thì còn tệ hơn nhiều. Đã ngồi xa mà đằng trước lại còn bị chắn! Thật

quá tệ!

MIRIAM: Vâng, tệ thật đấy mẹ ạ!

Điều ý nghĩa nhất trong phản ứng của người mẹ là việc cô chấp nhận tâm

53

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.