Lời mở đầu
Chẳng có ông bố bà mẹ nào mỗi sáng thức dậy lại có ý định khiến cho cuộc
đời con cái mình trở nên khốn khổ. Không ai nói rằng: “Hôm nay tôi sẽ quát
mắng, chì chiết hay xúc phạm con tôi bất cứ khi nào có thể.” Ngược lại, rất
nhiều người đã tự nhủ với mình mỗi khi thức dậy rằng: “Hôm nay sẽ là một
ngày bình yên. Không la mắng, không tranh cãi, không đánh đập.” Thế
nhưng, bất chấp ý định tốt đẹp ấy, cuộc chiến không mong muốn vẫn cứ diễn
ra.
Làm cha mẹ là một chuỗi dài vô tận những sự kiện nho nhỏ, những mâu thuẫn
định kỳ và những cơn khủng hoảng bất ngờ cần được giải quyết. Mỗi giải
pháp mà bạn đưa ra sẽ luôn đi kèm với một hệ quả nào đó: Nó khiến nhân
cách và lòng tự tôn của con bạn phát triển theo những chiều hướng khác nhau,
có thể tốt hơn nhưng cũng có thể xấu đi.
Chúng ta thường tin rằng chỉ có cha mẹ tồi mới cư xử theo cách khiến cho
một đứa trẻ trở nên hư hỏng. Nhưng thật không may là ngay cả những bậc cha
mẹ rất mực thương yêu con cái cũng làm bẽ mặt, lên án, giễu cợt, dọa dẫm,
mua chuộc, chụp mũ, lên lớp hay trừng phạt con mình.
Tại sao vậy? Bởi vì hầu hết các bậc cha mẹ đều không nhận thức được sức
mạnh đáng sợ của ngôn từ. Họ thấy mình đang nói ra những điều họ từng
nghe cha mẹ mình nói, những điều họ không có ý định nói ra bằng một giọng
điệu họ không hề thích thú. Tấn bi kịch đó không phải do sự thiếu quan tâm
mà vì không thấu hiểu, không phải từ sự thiếu khôn ngoan mà là vì thiếu hiểu
biết.
Cha mẹ cần một phương thức đặc biệt để liên hệ và trò chuyện với con cái.
Chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu trước khi được gây mê để làm phẫu thuật,
vị bác sĩ đáng kính bước vào phòng mổ và nói rằng: “Thực ra tôi không được
đào tạo nhiều về mổ xẻ đâu nhưng tôi yêu mến bệnh nhân của mình và tôi sẽ
6