“Con có nghĩ đến việc bắt một chiếc xe buýt không?” người mẹ gợi ý.
“Không, bởi vì con sẽ phải đổi tuyến rất nhiều lần,” Phil trả lời.
“Mẹ thấy là con đã quyết định không đi xe buýt,” mẹ cậu bình tĩnh nhận xét.
Trong vài phút sau đó, Phil vẫn tiếp tục lẩm bẩm về sự khổ sở của mình,
nhưng rồi cậu rời khỏi phòng. Khi trở lại, Phil thông báo đã tìm được một
chuyến xe buýt có thể đưa cậu tới nơi trượt tuyết mà không phải thay đổi
nhiều tuyến xe.
Khi hai mẹ con lái xe tới trạm xe buýt, Phil nói với mẹ là cậu đã cảm thấy tức
giận như thế nào với giáo viên của mình khi ông ta nói: “Ồ, việc em quên
giấy tờ không phải là lỗi của chúng tôi.” Sau đó cậu thêm vào: “Con đã là
người lớn. Mẹ biết con đã trả lời thầy ấy như thế nào không? Con đã nói rằng:
‘Em không quan tâm đến việc tìm kiếm lỗi lầm. Em chỉ quan tâm đến cách
giải quyết vấn đề mà thôi.’”
“Ồ”, mẹ cậu nhận xét, “con biết rằng trách mắng không có ích gì trong những
lúc căng thẳng mà.”
Kỹ năng giao tiếp với con của người mẹ giúp cậu bé trở thành người luôn
hướng tới giải pháp để giải quyết vấn đề. Kết quả, cậu bé đã không tốn thời
gian vào việc trách móc và ân hận. Mặc dù có vẻ vẫn muốn được mẹ giải
thoát khỏi những rắc rối nhưng khi được khích lệ, cậu đã tìm ra cách để đi tới
nơi mình muốn. Bằng việc để Phil tự giải quyết vấn đề của mình, mẹ cậu đã
giúp cậu cảm thấy mình là người có năng lực và có trách nhiệm.
Ý kiến và lựa chọn
Không đứa trẻ nào từ khi được sinh ra đã có sẵn tinh thần trách nhiệm, cũng
không tự nhiên có được điều đó ở một độ tuổi nhất định nào đó. Tinh thần
trách nhiệm, giống như việc chơi đàn piano, cần được luyện tập dần dần và
phải mất nhiều năm mới thành thạo được. Nó đòi hỏi mỗi ngày trẻ phải được
thực hành đưa ra ý kiến và lựa chọn trong các vấn đề phù hợp với độ tuổi và
sự hiểu biết của chúng.
Giáo dục về ý thức trách nhiệm có thể bắt đầu từ rất sớm. Trách nhiệm được
84