hình thành và nuôi dưỡng nhờ việc trẻ được phép phát biểu ý kiến, và đưa ra
lựa chọn trong các vấn đề có ảnh hưởng tới chúng khi được phép. Ở đây cần
phân biệt rõ ràng giữa được phép phát biểu ý kiến và được phép lựa chọn. Có
rất nhiều vấn đề hoàn toàn nằm trong phạm vi trách nhiệm của trẻ, ở đó, trẻ
cần được lựa chọn. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề ảnh hưởng tới lợi ích của trẻ
nhưng lại nằm trong giới hạn trách nhiệm của cha mẹ, trẻ có quyền nêu ý kiến
nhưng không được quyền lựa chọn. Chúng ta là người lựa chọn, đồng thời
giúp trẻ chấp nhận thực tế không thể đảo ngược này. Điều cần thiết là sự phân
định rõ ràng giữa hai phạm vi trách nhiệm. Hãy cùng điểm qua một số lĩnh
vực trong đó mẫu thuẫn giữa cha mẹ và con cái thường xuyên xảy ra.
Thức ăn
Ngay cả một đứa trẻ 2 tuổi cũng nên được hỏi liệu nó muốn uống nửa hay cả
cốc sữa đầy. (Các bậc cha mẹ lo ngại rằng con mình sẽ luôn chọn nửa cốc
nhưng chúng ta có thể dùng một chiếc cốc to hơn.) Một đứa trẻ 4 tuổi được
phép lựa chọn giữa nửa quả táo và một quả táo. Và một đứa trẻ 6 tuổi có thể
tự quyết định mình sẽ ăn trứng luộc kỹ hay lòng đào.
Trẻ nên được đưa vào nhiều tình huống có chủ ý mà qua đó chúng có thể đưa
ra lựa chọn của mình. Cha mẹ đặt tình huống, con cái lựa chọn.
Không nên hỏi một đứa trẻ: “Con thích ăn gì vào bữa sáng?” mà nên hỏi:
“Con muốn trứng chiên hay trứng ốp la?” “Con muốn bánh mỳ nướng hay để
nguội?” “Con muốn ăn ngũ cốc nóng hay lạnh?” “Con muốn uống sữa hay
nước cam?”
Cần truyền đạt tới trẻ rằng chúng phải có trách nhiệm với những vấn đề của
chính mình. Trẻ không chỉ là người nhận các mệnh lệnh mà còn là người
tham gia vào những quyết định tạo nên cuộc sống của bản thân chúng. Từ thái
độ của cha mẹ, trẻ sẽ nhận được một thông điệp rõ ràng: Bố mẹ sẽ đưa ra
nhiều lựa chọn – chọn lựa thế nào là trách nhiệm của con.
Các vấn đề trong việc ăn uống của trẻ thường nảy sinh do các bậc cha mẹ áp
đặt quá nhiều sở thích cá nhân lên vị giác của chúng. Họ rầy la trẻ cho đến khi
chúng phải ăn một số loại rau nào đó, và nói với chúng loại rau nào là tốt nhất
85