NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 83

mình. Buổi tối hôm đó, Edith trông thật buồn và nói với mẹ: “Con đang nghĩ

cậu bé đó chắc đã phải cảm thấy hoảng sợ lắm khi nhận ra mình không thể

tìm thấy mẹ.” Suy nghĩ đầu tiên của mẹ cô là trấn an con gái: “Ồ, con đừng

lo. Chắc chắn là họ sẽ tìm thấy mẹ cậu bé ngay thôi.” Thay vào đó, cô quyết

định nắm lấy cơ hội này để khiến Edith nhận thức được lòng trắc ẩn của

mình.

MẸ: Edith, con thực sự lo lắng cho cậu bé bị lạc đó.

EDITH: Con cứ suy nghĩ mãi về gương mặt buồn thảm của cậu ấy.

MẸ: Con đã cho mẹ thấy sự đồng cảm và lòng thương người thực sự của con.

Dường như con cảm nhận được nỗi sợ hãi của cậu bé.

EDITH: Ôi mẹ, con không bao giờ nghĩ bản thân mình có điều gì đó đặc biệt

cả.

Ngăn chặn “Chùm nho nổi giận”

Cha mẹ nên tỉnh táo để tránh những từ ngữ và lời nhận xét khiến con cái cảm

thấy căm ghét, oán giận:

Lời nói xúc phạm: Con là nỗi xấu hổ của trường và là kẻ không đáng tin trong

cái nhà này.

Lời võ đoán: Với kiểu hành động như thế thì con sẽ kết thúc đời mình trong

nhà tù thôi!

Lời đe dọa: Nếu con không chịu ngồi yên, con có thể quên tiền tiêu vặt và

việc xem tivi đi được rồi đấy.

Lời tố cáo: Con luôn là đứa gây chuyện.

Mệnh lệnh: Ngồi xuống ngay, ngậm miệng lại và ăn đi.

Nói lên cảm xúc và suy nghĩ mà không công kích

Trong những tình huống rắc rối, sẽ tốt hơn cho các bậc cha mẹ nếu nói lên

cảm xúc và suy nghĩ của mình mà không công kích nhân cách và lòng tự

trọng của con cái. Bằng cách bắt đầu với đại từ “Bố” hoặc “Mẹ”, họ có thể

bày tỏ cảm xúc tức giận và miêu tả hành vi không được ủng hộ của con cái

82

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.