“Được rồi,” người đầu bếp nói, “vậy thì tôi sẽ không nhổ nước bọt vào súp
của ông nữa.”
Trẻ con có rất nhiều cách để nhổ nước bọt vào bát súp của chúng ta và khiến
cho cuộc sống của chúng ta trở nên khổ sở.
Những đứa trẻ không được cha mẹ quan tâm đến cảm xúc và quan điểm của
mình có thể kết luận rằng ý kiến của chúng thật ngu xuẩn và chẳng đáng được
quan tâm còn bản thân chúng thì vừa không đáng yêu vừa chẳng được yêu.
Những bậc cha mẹ biết lắng nghe và trân trọng những cảm xúc mạnh mẽ của
con cái sẽ truyền tới chúng thông điệp rằng những cảm xúc và quan điểm của
chúng được đánh giá cao và được trân trọng. Sự trân trọng này khiến trẻ cảm
nhận được giá trị của bản thân, từ đó sẽ giúp trẻ đối phó hiệu quả hơn với
cuộc sống đầy ắp những biến cố.
Phản ánh cảm xúc của trẻ
Bạn đã bao giờ nhìn vào những tấm gương kỳ lạ trong khu vui chơi rồi thấy
mình bị phóng to và trở nên méo mó chưa? Nó khiến bạn cảm thấy thế nào?
Có thể là không thoải mái cho lắm. Nhưng bạn sẽ bật cười bởi vì bạn biết
rằng đó chỉ là một sự phản chiếu méo mó trong khi thực tế bạn không như
vậy.
Nhưng giả sử đó là hình ảnh duy nhất mà bạn có về bản thân. Bạn chắc hẳn sẽ
bị thuyết phục rằng hình ảnh dị dạng đó chính là con người thực của mình.
Bạn sẽ không thể không tin vào tấm gương nếu đó là hình ảnh duy nhất mà
bạn có về chính mình.
Tương tự như vậy, trẻ con không có bất cứ lý do gì để nghi ngờ hình ảnh về
bản thân được phản chiếu bởi cha mẹ chúng. Chúng chấp nhận ngay cả những
cái mác tiêu cực như ngu ngốc, lười nhác, vụng về, thiếu suy nghĩ, ích kỷ, vô
cảm, vô trách nhiệm và không ai ưa nổi. Phải nghe những nhận xét như
“Trông con thật khủng khiếp,” hoặc “Con chưa làm đúng bất cứ điều gì” hay
“Con thật vụng về” sẽ không thể khiến trẻ cảm thấy mình xinh đẹp, giỏi giang
hay tốt bụng. Nhiều cha mẹ gắn cho con cái mình cái mác ngu dốt, lười biếng
và dối trá, nhưng lại mong đợi rằng những cái mác như vậy sẽ khuyến khích
80