NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 96

Những bài học nhạc: Lưu giữ sự hòa hợp trong gia đình

Khi trẻ học chơi một nhạc cụ nào đó, sớm hay muộn cha mẹ sẽ nghe thấy một

giai điệu quen thuộc: “Con không muốn tập luyện thêm nữa.” Đối mặt với nó

quả là một nhiệm vụ không mấy dễ dàng.

Các bậc cha mẹ thường hỏi làm thế nào để động viên trẻ tiếp tục học nhạc.

Người mẹ trong câu chuyện dưới đây đã đạt được thành tích này bằng cách

đưa ra những câu hỏi mang tính khen ngợi.

Cô bé Ann, 7 tuổi, đang lần đầu tiên học chơi đàn piano bằng cả hai tay.

MẸ: Trước đây con đã bao giờ tập đoạn nhạc này chưa?

ANN: Chưa ạ.

MẸ: Ý con đây là lần đầu tiên con chơi nó?

ANN: Vâng. Mẹ nghĩ là trước đây con đã từng chơi nó?

MẸ: Đúng vậy.

ANN: Khả năng chơi đàn tức thời của con đã được cải thiện. Ngay cả thầy

giáo con cũng nhận ra điều đó.

MẸ: Điều đó là chắc chắn rồi.

Và Ann tiếp tục chơi đàn hăng say. Mẹ của Ann đã cố tình đặt những câu hỏi

nhằm củng cố niềm tin của cô bé vào khả năng âm nhạc của mình.

Phê bình, mặt khác, sẽ giết chết động lực.

Michael, 10 tuổi, đã học đàn violon được hơn một năm. Cha mẹ cậu thường

chê bai và châm biếm cậu. Họ đánh giá tiến bộ của cậu sau mỗi bài học. Bất

cứ khi nào cậu chậm chạp hay mắc lỗi, cha cậu đều la lên: “Con không thể

chơi với ít lỗi sai hơn sao? Đừng có làm nhà soạn nhạc nữa! Hãy làm theo

đúng các nốt nhạc ấy!” Kết quả của chuyện đó hầu như có thể đoán trước

được. Micheal không còn chơi violon nữa.

Để đạt được những kỹ năng khó khi chơi một nhạc cụ, trẻ cần được đánh giá

cao khi nỗ lực và không bị phê bình khi mắc lỗi. Lỗi lầm là để sửa chữa,

95

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.