SONIA (11 tuổi): Con không muốn học piano nữa. Thật là lãng phí thời gian
và tiền bạc. Thay vào đó, con muốn chơi tennis.
BỐ: Có nhất thiết là chỉ theo đuổi một trong hai thứ không con?
SONIA: Nếu con tiếp tục chơi piano, bố sẽ rầy la con vì chuyện tập luyện.
Con không muốn gặp rắc rối.
BỐ: Bố sẽ cố gắng không rầy la con. Bố tin tưởng vào lịch trình tập luyện của
con.
Không còn gì để nói thêm nữa. Sonia bắt đầu chơi tennis nhưng không từ bỏ
lớp học piano.
Một số cha mẹ, nhớ lại những lớp học nhạc do bị bắt ép của chính mình, đã
quyết định miễn cho con cái sự khổ cực này. Họ đi đến kết luận rằng chơi hay
không chơi không phải là vấn đề của họ, đó là vấn đề của bản thân bọn trẻ.
Trẻ sẽ tự quyết định có luyện tập nữa hay không. Chúng chơi khi chúng cảm
thấy thích, thuận theo mong muốn của chính mình. Ngoại trừ học phí, điều
đương nhiên vẫn thuộc phần trách nhiệm của cha mẹ, luyện tập chơi nhạc cụ
được coi là trách nhiệm của trẻ.
Những phụ huynh khác, nhớ lại trong tiếc nuối những trải nghiệm âm nhạc
quá tùy tiện của mình. Họ đã quyết định dù thế nào con cái họ cũng phải chơi
nhạc. Ngay từ trước khi đứa trẻ được sinh ra, một nhạc cụ đã được lựa chọn.
Và ngay khi đứa trẻ có thể kéo violon, thổi kèn hay ấn vào chiếc piano, thứ
nhạc cụ định sẵn đó sẽ được luyện tập. Nước mắt và những cơn thịnh nộ của
trẻ sẽ không được để ý đến và sự chống cự rồi cũng sẽ qua đi. Thông điệp của
cha mẹ thật lớn lao và rõ ràng: “Chúng ta trả tiền – con chơi nhạc.” Trong
những hoàn cảnh như thế, một đứa trẻ sẽ có thể hoặc không thể đạt được trình
độ âm nhạc như mong muốn. Tuy nhiên, cái giá phải trả sẽ là quá cao nếu nó
bao gồm cả những mối quan hệ không hòa thuận giữa cha mẹ và con cái trong
một thời gian dài.
Mục đích chính của giáo dục âm nhạc từ khi còn bé là mang lại một lối thoát
hiệu quả cho cảm xúc. Cuộc sống của trẻ đầy những cấm đoán, luật lệ và oán
giận, nó khiến trẻ cần đến một nơi để giải thoát. Âm nhạc là một trong những
97