NỘI TÌNH CỦA NGOẠI TÌNH - Trang 253

Hôn nhân là điều kết nối cả hai cuộc đời – quá khứ, ký ức, thói quen, trải nghiệm,
con cái, bạn bè, gia đình, lễ ăn mừng, mất mát, nhà cửa, các chuyến đi, các kỳ
nghỉ, những tài sản, các câu đùa, những hình chụp. Cớ sao lại vứt bỏ tất cả và
xem mối quan hệ đó, theo những lời lẽ thi vị của Marguerite Yourcenar, như
“một nghĩa trang nơi người chết bị bỏ rơi, không vinh danh cũng chẳng được hát
ca, họ đã chẳng còn được nâng niu nữa”
.

Các nghi lễ chia tay sẽ giúp quá trình chuyển đổi diễn ra dễ dàng hơn.

Chúng cũng tôn vinh những gì đã từng có. Anh Clive và cô Jade từng trao nhau
hẹn ước, giờ họ đang xé toạc những ước hẹn ấy. Nhưng không thể chỉ vì giờ đây
anh đã yêu một người phụ nữ khác mà toàn bộ những gì xảy ra với hai vợ chồng
trong quá khứ đều trở thành giả dối. Một kết thúc như thế là tàn nhẫn và thiển
cận. Di sản của 20 năm vợ chồng cùng nhau chia ngọt sẻ bùi lớn hơn nhiều so với
di sản của một cuộc tình vụng trộm.

Sau hai năm phân vân, hoang mang, giằng co, níu kéo vốn chỉ khiến hai

người dễ xem thường những gì đã có với nhau, cuối cùng hai người cũng đồng ý
chia tay nhau. Tôi đề xuất với hai vợ chồng rằng mục đích của buổi lễ chia tay là
làm cho chuyện ngoại tình không che lấp tất cả các khía cạnh tích cực của cuộc
hôn nhân.

Đôi khi, người quyết định dứt áo ra đi cảm thấy lưỡng lự với việc nghĩ đến

những điều tốt đẹp đã có trong cuộc hôn nhân vì sợ chúng sẽ dội cả gáo nước
lạnh vào mình. Họ cảm thấy phải vứt bỏ hết tất cả những gì đã có với người kia
để có thể biện minh cho việc ra đi của mình. Nhưng điều họ không nhận ra chính
là khi làm như thế, họ đang đồng thời xem thường quá khứ của mình và của tất cả
những người từng cùng với họ chia sẻ quá khứ ấy. Họ chỉ để lại phía sau những
đứa trẻ, cha mẹ, bạn bè, người thương yêu cũ đang hết sức phẫn nộ vì hành động
của họ.

Chúng ta cần một khái niệm để mô tả về một cuộc hôn nhân đã kết thúc

nhưng không nguyền rủa nó, một khái niệm giúp tạo ra sự liền mạch về cảm xúc
và sự liên tục cho câu chuyện cuộc đời mỗi người. Kết thúc một cuộc hôn nhân
còn hơn cả việc ký vào giấy tờ ly hôn. Và ly hôn không phải là đoạn kết của một
gia đình mà chỉ là sự tái tổ chức. Kiểu nghi lễ chia tay này đã được mọi người
nghĩ đến trong thời gian qua, được tác giả Katherine Woodward Thomas gọi tên
“ly hôn có ý thức”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.