NỘI TÌNH CỦA NGOẠI TÌNH - Trang 89

Nam Mỹ, khái niệm “ghen tuông” luôn rất gần gũi, thân quen. Một phụ nữ ở
Buenos Aires (Argentina) kể với tôi: “Trong nền văn hóa của chúng tôi, ghen
tuông là vấn đề luôn khiến mọi người xúc động rất mạnh. Tôi muốn biết anh ấy
có còn yêu tôi hay không? Người đàn bà kia có cái gì mà tôi không có?”. Tôi hỏi:
“Vậy còn lừa dối thì sao?”. Cô cười lớn, như đó là chuyện không quá quan trọng.

Các nền văn hóa mà ở đó ngoại tình phổ biến dường như nhấn mạnh sự phai

nhạt tình cảm và xao nhãng chuyện ái ân hơn là sự lừa dối. Do đó, ghen tuông là
một “cơn giận tình ái” - như lời của sử gia và triết gia người Ý Giulia Sissa.

Khi gặp tôi ở Rome (ltalia), anh chàng Ciro 29 tuổi sung sướng ra mặt khi

kể với tôi chuyện anh đã cắt nát lốp xe ô tô của cô bạn gái để... rút ngắn thời gian
cô ấy âu yếm nhân tình nóng bỏng. Anh Ciro nói: “Ít nhất tôi không còn phải
tưởng tượng cô ấy nằm trong vòng tay hắn. Tôi chỉ nhìn thấy cảnh hai người ấy
khổ sở đứng trong mưa chờ xe cứu hộ đến kéo xe đì”.

Tuy nhiên ở Mỹ, và ở những nền văn hóa AngloSaxon khác (nơi hầu hết

người dân theo đạo Tin Lành), người ta thường không muốn nói gì về chuyện
ghen tuông. Họ chỉ muốn nói về sự phản bội, niềm tin bị giày xéo và sự dối trá.
Ghen tuông bị chối bỏ hòng bảo vệ đức hạnh của nạn nhân. Chúng ta tự hào khi
có thể vượt lên trên cảm xúc vặt vãnh sực mùi lệ thuộc ấy.

Tôi gặp anh Stuart trên một chuyến bay từ Chicago (Mỹ). Anh thừa nhận

mình đã nhói tim khi nhìn thấy bạn gái của mình ngả ngón với người đàn ông.
Anh bức xúc nói: “lôi mà ghen á? Không đời nào! Tôi chỉ tức giận thôi! Nhưng
tôi sẽ không bao giờ để cô ấy biết là tôi ghen. Tôi không muốn cô ấy nghĩ răng cô
ấy quan trọng đến thế với tôi”. Anh Stuart không hề nhận ra rằng dù anh có cố
giấu cảm xúc ghen tuông đến thế nào thì bạn gái anh vẫn luôn có thể biết anh
ghen lồng lộn và thậm chí đôi khi cô ấy còn thích thú thối bùng ngọn lửa ghen ấy.

Không phải lúc nào ghen tuông cũng bị phủ nhận. Nhà xã hội học Gordon

Clanton khảo sát các bài viết đại trà trên tạp chí ở Mỹ về chủ đề ngoại tình trong
suốt 45 năm. Trước năm 1970, ghen tuông thường được xem là một cảm xúc tự
nhiên vốn có của tình yêu. Không có gì ngạc nhiên khi những lời khuyên bảo về
chủ đề này thường chỉ hướng về phái nữ: phụ nữ nên kiểm soát cảm giác ghen
tuông của mình và tránh làm cho chồng nổi máu ghen.

Sau năm 1970, ghen tuông không còn được ưa chuộng và ngày càng bị xem

là một tàn tích không phù hợp, thuộc về mô hình hôn nhân xưa cũ với đàn ông
làm chủ, phụ nữ phụ thuộc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.