NỘI TÌNH CỦA NGOẠI TÌNH - Trang 90

Trong thời đại bình đẳng và tự do lựa chọn yêu đương ngày nay, ít người

công nhận mình có cảm xúc ghen tuông vì cảm thấy như mình bị “mất giá” khi
có thứ cảm xúc này. “Nếu tôi đã tự do chọn cô ấy là người duy nhất, từ bỏ tất cả
những người khác, và cô ấy cũng được tự do chọn tôi để đồng hành trong đời, thì
tôi không cần phải cảm thấy muốn chiếm hữu cô ấy cho riêng mình”.

Khi viết về ngoại tình, tác giả Sissa đã chỉ ra rằng ghen tuông hàm chứa một

nghịch lý nội tại: có yêu thì mới có ghen, nhưng khi yêu thì... không nên ghen, ấy
vậy mà chúng ta vẫn cứ ghen. Nhiều người ghét bỏ ghen tuông, thế nên chúng ta
trải nghiệm cảm xúc ấy như một “đam mê không được thừa nhận”. Chúng ta vừa
bị cấm đoán thừa nhận mình đang ghen, vừa không được phép cảm thấy ghen.
Sissa cảnh báo rằng ngày nay ghen tuông là chuyện sai trái ngay từ khi vừa nói
ra.

Có lẽ chúng ta đã đi hơi xa khi xem việc “bài trừ” cảm giác ghen tuông là

một phần quan trọng để làm phai nhạt dần tính gia trưởng, để hướng đến sự công
bằng xã hội. Các lý tưởng văn hóa của chúng ta đôi khi quá thiếu kiên nhẫn với
sự bất an của con người, không lường hết bản chất mong manh yếu đuối của tình
yêu và nhu cầu tự bảo vệ của con tim.

Khi đặt tất cả hy vọng của mình vào một ai đó, ta sẽ phụ thuộc vào người đó

nhiều hơn. Dù thừa nhận hay không, mỗi cặp đôi đều đang chung sống với cái
bóng của “người thứ ba”. Và theo một nghĩa nào đó, chính sự lớn vởn của cái
bóng nguy hiểm này đã củng cố sự khắng khít của họ. Trong quyển sách
Monogamy (tạm dịch: Đơn giao), tác giả Adam Phillips viết: “Hai người là một
đội, nhưng ba người thì là một đôi”.

Biết được điều này, tôi càng cảm thông hơn với những cảm xúc mâu thuẫn

mà những người hiện đại đang yêu tìm cách kiểm chế.

Ghen tuông mang đầy mâu thuẫn. Roland Barthes đã rất sắc sảo khi viết

rằng: “Người đang ghen đau bốn lần: vì tôi ghen, vì tôi tự trách mình đang ghen,
vì tôi sợ rằng cơn ghen của tôi sẽ làm đau người kia, vì tôi cho phép mình trở nên
tầm thường như vậy; tôi đau vì bị loại ra, đau vì hung dữ, đau vì điên tiết, và đau
vì cảm thấy mình tâm thường'”.

Thêm nữa, trong khi ta có xu hướng chần chừ thừa nhận cơn ghen của mình,

thì ta lại thường thấy lo khi bạn đời của mình... chẳng mảy may ghen tuông. Có
câu ngạn ngữ Latin xưa được nhiều người đồng tình: “Ai không ghen thì không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.