T
Khuyên người khác sửa sai thì phải khen điều tốt trước đã
Khi khuyên ai, đừng nên chỉ vào lỗi sai của họ, mà phải khen điều tốt
trước đã. Làm người khác vui thì nói gì cũng dễ lọt tai, làm người khác
tức giận thì họ khó mà nghe theo. Người khéo hiểu lòng người sẽ luôn
chân thành hòa nhã, nói năng uyển chuyển, khoan dung với thiếu sót
của người khác, tha thứ cho lỗi lầm của họ, giận họ vô tri, nhưng cũng
hiểu cho nỗi lòng của họ, ăn nói linh hoạt, tùy trường hợp mà khuyên
nhủ.
Đại sư Hoằng Nhất - “Tuyển tập cách ngôn”
hông thường, nếu như chúng ta khẳng định ưu điểm của người khác,
sau đó mới uyển chuyển chỉ ra khuyết điểm của họ, thì kết quả sẽ khác
nhiều. Ví dụ, một đứa trẻ đánh nhau với bạn học ở trường, điều đầu tiên
mà người làm cha mẹ nên làm là khẳng định nó là một đứa trẻ ngoan, bình
thường rất biết lý lẽ, ở nhà cũng quan tâm chăm sóc cha mẹ rồi nói với
đứa bé rằng: “Mẹ biết, nếu không phải vì quá tức giận, thì con sẽ không
đánh nhau.” Làm vậy sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy cha mẹ hiểu mình, lúc này,
cho dù bạn không trách mắng, nó cũng biết hành động đánh nhau như vậy
là không tốt và chủ động nhận lỗi. Đây chính là đạo lý mà đại sư Hoằng
Nhất muốn nói: “Khi khuyên ai, đừng nên chỉ vào lỗi sai của họ, mà phải