NÓNG GIẬN LÀ BẢN NĂNG, TĨNH LẶNG LÀ BẢN LĨNH - Trang 115

điều này với họa sĩ kia, nhờ con truyền lời cho ông ấy. Cảm nghĩ của ta là

như vậy, đúng hay không là do ông ấy tự nghĩ.”

Khi chúng ta khuyên bảo người khác, nếu như luôn miệng nói đối

phương không đúng, thì cho dù trong lòng họ biết rõ những lời bạn nói đều

đúng hết, đều muốn tốt cho họ, họ cũng sẽ cảm thấy không thoải mái. Nếu

như bạn phê bình quá nghiêm khắc, có thể họ còn ghét bạn. Như vậy vừa

không thể giúp người khác hướng thiện, vừa gây ra những phiền phức

không đáng có. Cho nên, chúng ta phải suy nghĩ cẩn trọng trước khi khuyên

bảo người khác, đừng nhắm thẳng vào lỗi lầm của họ mà hãy thử dùng

cách kể chuyện để khuyên giải họ.

Người có xấu đến mấy cũng sẽ có ưu điểm. Nếu như chúng ta có thể

nhìn nhận và tán dương ưu điểm của họ thay vì lấy khuyết điểm để phủ

định người ta, thì trong lòng họ sẽ cảm kích bạn, từ đó cố gắng phát huy ưu

điểm và khắc phục khuyết điểm.

Một tội phạm giết người đang trên đường bị giải ra pháp trường.

Những người xung quanh đều quay ra nhìn, bỗng nhiên trong đám người

có một bà lão nói: “Coi kìa, tóc của thằng nhóc này đẹp thật đó!” Kẻ giết

người này rơi nước mắt nói: “Nếu như có người nói câu này với tôi sớm

hơn, thì tôi sẽ không tới nông nỗi như ngày hôm nay.”

Thật vậy, có lẽ chỉ cần chúng ta tán dương đối phương đúng lúc, họ sẽ

dừng việc phạm tội đúng lúc. Còn nếu chúng ta buông lời mắng chửi hay

chỉ trích, có thể sẽ làm cho một người tốt sinh lòng oán hận.

Mỗi người khi phạm lỗi đều có nguyên nhân chủ quan và khách quan,

một mực chỉ trích lỗi lẫm sẽ chỉ khiến họ cảm thấy uất ức. Cái họ cần là

được thấu hiểu, được bao dung, chứ không phải trách cứ. Nếu như có thể

thông cảm, thì cho dù bạn không nói câu nào cũng đã khuyên được người

khác hướng thiện rồi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.