khen điều tốt trước đã. Làm người khác vui thì nói gì cũng dễ lọt tai, làm
người khác tức giận thì họ khó mà nghe theo.”
Đại sư Đàm Hân trong bài viết ghi lại hồi ức về đại sư Hoằng Nhất có
nhắc đến:
Tôi nhớ có một lần, ở Tuyền Châu có người họ Hoàng rất giỏi vẽ
tranh, nhiều lần mời đại sư đến ăn cơm. Được ông ấy mời nhiều quá, nên
đại sư phá lệ bảo tôi chuẩn bị vài món ăn trên Tàng Kinh Các để đãi khách.
Lúc đó đúng vào thời kỳ chiến tranh nên món ăn nào cũng cực kỳ quý
hiếm, nhưng hồi ấy mấy món tôi làm cũng được xem là tươm tất. Trong
bữa cơm, cư sĩ Hoàng mời đại sư đánh giá bức tranh của ông ấy. Đại sư
trước giờ chưa từng trực tiếp phê bình người khác. Đại sư nhìn tranh của
cư sĩ Hoàng, buột miệng nói: “Đẹp. Đẹp. Nhưng mà, người học vẽ thì nên
học cách quan sát nhiều hơn. Xem nhiều tranh của người khác mới có thể
học hỏi sở trường của họ. Học vẽ trước hết phải học vẽ hình tròn, vẽ xong
hình tròn thì xé nó ra, nếu như 4 miếng đều trùng khớp với nhau thì mới
xem như có sự chuẩn bị sơ bộ; tiếp đó là học cách vẽ đường thẳng; bước
thứ ba là vẽ hình vuông bằng một nét bút liền mạch, sau đấy xé ra, nếu 4
góc chồng khít lên nhau thì mới chuẩn.” Đại sư nhấn mạnh, một người bắt
đầu học vẽ nhất định phải hoàn thành các bước này, nếu không sau này sẽ
khó mà vẽ được. Đại sư lại nói chuyện họa sĩ phương Tây rất chú trọng kết
cấu của bức tranh, đôi khi vẽ tranh phải để lại nhiều khoảng trống, bởi vì
vốn dĩ những chỗ trống đó cũng có vai trò quan trọng trong bố cục tổng
thể.
Đại sư còn bảo tôi nói với cư sĩ Hoàng, tốt nhất là đi mua các cuốn
sách tranh để tham khảo các tác phẩm hội họa qua các thời đại, quan sát kỹ
bút pháp của các tác giả, biết được ưu nhược điểm của họ, sau đó tự hình
thành một phong cách riêng. Đại sư nói với tôi: “Ta không tiện nói những