Nhà văn Phật giáo nổi tiếng người Đài Loan - Lâm Thanh Huyền khi
còn học trung học là một học sinh cá biệt vô cùng nghịch ngợm. Rất nhiều
giáo viên đều thấy ngao ngán, cho rằng cậu học sinh này đã hết thuốc chữa
rồi. Nhưng thầy Vương Vũ Thương dạy ngữ văn thì lại chân thành nói với
cậu rằng: “Tôi dạy học đã 50 năm rồi, nhìn thôi cũng thấy em là một học
sinh có năng lực.” Chính câu nói này đã thắp sáng con đường đời của Lâm
Thanh Huyền. Từ đó, cậu phấn đấu vươn lên, cuối cùng trở thành một nhà
văn xuất sắc. Điều thú vị là, trên con đường hòa nhập vào xã hội, Lâm
Thanh Huyền cũng nói như vậy và đã giúp một tên trộm thay đổi hướng
thiện.
Một ngày nọ, Lâm Thanh Huyền đi qua một cửa hàng thịt dê thì đột
nhiên nghe thấy tiếng một người đàn ông trung niên nhiệt tình gọi mình lại.
Người đàn ông xa lạ đó kéo tay Lâm Thanh Huyền, nói: “Chắc chắn ông
Lâm đây không nhớ tôi.” Lâm Thanh Huyền nói với vẻ lúng túng: “Ngại
quá, tôi thật sự không nhớ ra đã gặp ông ở đâu.”
Người đàn ông trung niên mới kể với ông ấy, 20 năm trước, ông ta là
một tên trộm sừng sỏ từng thực hiện hàng ngàn phi vụ với thủ đoạn cực kỳ
cao siêu. Nhưng cuối cùng vẫn có một ngày ông bị cảnh sát bắt được. Lúc
đó, Lâm Thanh Huyền đang làm phóng viên cho tòa soạn đã đến thăm tên
trộm này. Khi nghe cảnh sát kể lại mọi chuyện, Lâm Thanh Huyền không
nén nổi, thể hiện sự kính trọng đối với tên trộm, bởi vì người có thể ăn
trộm với thủ đoạn “chuyên nghiệp” tới mức tinh tế như thế rất hiếm gặp.
Còn tên trộm - một thanh niên với khuôn mặt nhã nhặn lại đứng trước mặt
cảnh sát vỗ ngực nói: “Đại trượng phu dám làm dám chịu, nếu là chuyện
tôi làm thì tôi sẽ nhận hết.”
Hành động này gợi lên trong lòng Lâm Thanh Huyền muôn vàn cảm
xúc đan xen. Khi quay về, ông đã viết một bản thảo đặc biệt, cảm khái: