khi đang giảng bài phát hiện có học sinh làm sai, thì mang bộ mặt nghiêm
khắc, tức giận trách mắng rồi còn xử phạt. Vậy thì học sinh này có thể sẽ
mặc cảm tự ti cho rằng mình là người vô dụng, ngày càng bị cuốn vào suy
nghĩ tiêu cực, cuối cùng không thể cứu vãn. Điều này cho thấy, phương
pháp này là không đúng đắn. Chúng ta nên đổi phương thức khác, dùng trái
tim yêu thương của mình để cảm hóa người phạm lỗi, khiến cho họ nhận
thức được và sửa đổi lỗi lầm của mình.
Thiền sư Đại Đức cả đời độ hóa người khác, nhờ được ông cảm hóa
mà rất nhiều người đã bước ra khỏi con đường sai trái làm lại cuộc đời,
nhưng ông lại không thể độ hóa cho một học trò của mình. Người học trò
này có tật xấu là ăn trộm, thiền sư đã tận tình khuyên bảo, nhưng cậu ta
hoàn toàn không coi trọng, cứ như nước đổ lá khoai. Có lần, học trò này đi
ăn trộm bị người ta bắt được, người bị mất cắp đưa cậu ta đến tìm thiền
sư, vì kính trọng thiền sư nên đã tha cho cậu ta.
Các đệ tử khác của thiền sư vừa cảm thấy xấu hổ vừa thấy tức giận,
yêu cầu thiền sư trừng phạt người học trò kia. Thiền sư vốn có tinh thần
rộng lượng nên vẫn tha thứ cho cậu ta, nhưng chẳng bao lâu sau cậu ta lại
lấy trộm và bị người khác bắt được. Các đệ tử khác của thiền sự thật sự
không thể chịu nổi nữa, họ kiên quyết yêu cầu thiền sư trục xuất cậu ta,
không thì bọn họ đều rời đi.
Thiền sư tập trung các học trò lại rồi nói: “Ta rất mừng khi tất cả các
con đều có thể phân biệt đúng sai, không phụ lòng dạy dỗ của ta. Nếu như
các con cảm thấy không chịu được nữa, có thể rời đi, ta cũng cảm thấy yên
tâm về các con. Nhưng ta không thể bỏ mặc đứa trẻ đó, vì nó là người cần
ta giáo hóa nhất!”
Trên thế giới này không có người không lương thiện, một người cho
dù có phạm lỗi lầm nghiêm trọng thế nào, đều không thể chứng minh